Giáo án Sinh 11 Kết nối tri thức (năm 2023 mới nhất) | Giáo án Sinh học 11
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Giáo án Sinh 11 Kết nối tri thức đầy đủ, chuẩn nhất theo Bộ GD giúp thầy cô dễ dàng soạn giáo án môn Sinh học 11 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Giáo án Sinh 11 Kết nối tri thức (năm 2023 mới nhất)
Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án Sinh 11 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Bài 1: KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực Sinh học
- Phân tích được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật.
- Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- Dựa vào sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong sinh giới, mô tả được tóm tắt ba giai đoạn chuyển hóa năng lượng (tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng).
- Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể.
- Nêu được các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng (tự dưỡng và dị dưỡng). Lấy được ví dụ minh họa.
- Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng.
- Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới.
- Vận dụng sự hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng để giải thích một số câu hỏi thực tế, tìm các cách để quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường diễn ra thuận lợi. Nêu được ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh.
1.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động đọc sách, tự trả lời câu hỏi, tích cực tìm kiếm tài liệu khái quát về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm. Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề khi tìm hiểu về các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới; các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tìm hiểu bài trước ở nhà; tích cực tìm hiểu bài, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
- Trách nhiệm: Chủ động, có ý thức cao trong nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án, powerpoint.
- Các hình ảnh trong SGK; sưu tầm các hình ảnh liên quan đến bài học.
Phiếu học tập số 1 Điền tên các giai đoạn trong sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong sinh giới và mô tả tóm tắt các giai đoạn. |
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
b) Nội dung:
- GV đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho tình huống:
+ Điều gì xảy ra cho cơ thể sinh vật nếu không lấy đủ các chất cần thiết từ môi trường và không thải được các chất thải ra môi trường?
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Nêu vấn đề, yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Điều gì xảy ra cho cơ thể sinh vật nếu không lấy đủ các chất cần thiết từ môi trường và không thải được các chất thải ra môi trường? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, định hướng. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS. - GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay. |
- Các câu trả lời của HS: * Gợi ý: - Nếu cơ thể sinh vật không lấy đủ các chất cần thiết từ môi trường thì cơ thể sẽ không được cung cấp đủ nguyên liệu và năng lượng cho các hoạt động sống, ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của sinh vật. - Nếu cơ thể sinh vật không thải được các chất thải ra môi trường thì các chất độc hại, dư thừa sẽ ứ đọng lại trong cơ thể, gây rối loạn các hoạt động sống, thậm chí gây tử vong. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật
a) Mục tiêu:
- Phân tích được vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu học sinh làm việc nhóm cặp đôi nghiên cứu thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi sau:
+ Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò như thế nào đối với sinh vật?
- HS tổ chức trò chơi “Cặp đôi hoàn hảo”, HS ghi câu trả lời vào bảng nhóm, 2 nhóm nào thực hiện nhanh nhất sẽ là nhóm chiến thắng.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS.
+ Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp sinh vật tồn tại và phát triển. Sinh vật lấy các chất từ môi trường cung cấp cho quá trình tạo chất sống của cơ thể, hình thành tế bào, cơ quan, cơ thể, đồng thời tích lũy và giải phóng năng lượng phục vụ cho các hoạt động sống của cơ thể; thải các chất độc hại và dư thừa ra ngoài môi trường.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ học tập cặp đôi tìm hiểu thông tin về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật trong SGK trả lời câu hỏi. - GV tổ chức trò chơi “Cặp đôi hoàn hảo”, yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi nhanh vào bảng nhóm. Nhóm nào xung phong nhanh nhất trả lời đúng sẽ giành chiến thắng. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận cặp đôi, thống nhất đáp án và ghi chép nội dung hoạt động ra giấy A3/bảng nhóm. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - HS tham gia trò chơi “Cặp đôi hoàn hảo”. GV cho HS nhanh tay giơ bảng, chọn 2 cặp nhanh nhất để tham gia “Cặp đôi hoàn hảo”. Các cặp đôi mang bảng lên bảng, lần lượt phân tích vai trò. Cặp đôi trả lời đúng nhất sẽ trở thành cặp đôi hoàn hảo nhất. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - Giáo viên nhận xét, đánh giá và tuyên dương các nhóm đôi. - GV nhận xét và chốt nội dung khái quát về vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật. - Giải quyết câu hỏi mở đầu. |
I. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật - Sinh vật không thể tồn tại và phát triển nếu không thực hiện trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. Sinh vật lấy các chất từ môi trường cung cấp cho quá trình tạo chất sống của cơ thể, hình thành tế bào, cơ quan, cơ thể, đồng thời tích lũy và giải phóng năng lượng phục vụ cho các hoạt động sống. - Chất thải, chất độc hại hoặc dư thừa sinh ra từ quá trình chuyển hóa được cơ thể thải ra môi trường. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
a) Mục tiêu:
- Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
b) Nội dung:
- GV tổ chức cho HS đọc thông tin mục II SGK và thực hiện nhiệm vụ cá nhân để tìm hiểu về vai trò của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể.
+ Những dấu hiệu nào cho thấy trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra ở sinh vật? Mỗi dấu hiệu nêu 1 ví dụ minh họa.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
Những dấu hiệu cho thấy trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra ở sinh vật gồm:
- Tiếp nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất.
- Biến đổi các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng ở tế bào.
- Thải các chất vào môi trường.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS đọc thông tin mục II SGK và thực hiện nhiệm vụ cá nhân để tìm hiểu về vai trò của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể. + Những dấu hiệu nào cho thấy trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng diễn ra ở sinh vật?Mỗi dấu hiệu nêu ví dụ minh họa. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời câu hỏi. - Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật. |
II. Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật 1. Tiếp nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất 2. Biến đổi các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng ở tế bào 3. Thải các chất vào môi trường
|
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới
a) Mục tiêu:
- Dựa vào sơ đồ chuyển hóa năng lượng trong sinh giới, mô tả được tóm tắt ba giai đoạn chuyển hóa năng lượng (tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng).
b) Nội dung:
- GV tổ chức cho HS đọc thông tin mục SGK, quan sát sơ đồ hình 1.1 trang 6 và hoạt động nhóm để tìm hiểu về các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1 (Phiếu học tập ở phần thiết bị dạy học và học liệu).
c) Sản phẩm:
- Đáp án phiếu học tập số 1.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận, đọc thông tin SGK và hoàn thành phiếu học tập số 1. - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV đại diện HS các nhóm báo cáo sản phẩm học tập. - Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới. |
III. Các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới 1. Giai đoạn tổng hợp - Nguồn năng lượng khởi đầu trong sinh giới là năng lượng ánh sáng. Từ CO2 và nước, chất diệp lục của cây xanh đã chuyển hóa quang năng thành hóa năng tích lũy trong các chất hữu cơ. 2. Giai đoạn phân giải - Quá trình hô hấp làm biến đổi các phân tử lớn thành các phân tử nhỏ hơn, đồng thời, hóa năng tích lũy trong phân tử lớn chuyển sang hóa năng tích lũy trong các phân tử nhỏ ở dạng dễ chuyển đổi và sử dụng. 3. Giai đoạn huy động năng lượng - Năng lượng tạo ra từ hô hấp tế bào được sử dụng cho các hoạt động sống. Các liên kết giữa các gốc phosphate trong phân tử ATP sẽ bị phá vỡ, giải phóng năng lượng. Các dạng năng lượng khác nhau cuối cùng đểu chuyển thành nhiệt năng và tỏa ra môi trường. |
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể
a) Mục tiêu:
- Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể.
b) Nội dung:
- GV tổ chức cho HS đọc thông tin mục IV SGK và thực hiện hoạt động nhóm cặp đôi để tìm hiểu về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể.
+ Nghiên cứu Hình 1.2, trình bày mối liên quan giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể sinh vật.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
Mối liên quan giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể sinh vật: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể sinh vật liên quan chặt chẽ với nhau. Chất dinh dưỡng được cơ thể lấy vào và chuyển tới tế bào. Tại đây các chất tham gia vào quá trình đồng hóa tổng hợp nên chất hữu cơ xây dựng cơ thể và dự trữ năng lượng. Một phần chất hữu cơ được phân giải, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Chất thải sinh ra từ quá trình dị hóa tế bào được cơ thể thải ra ngoài môi trường.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS đọc thông tin mục IV SGK và thực hiện hoạt động cặp đôi để trả lời câu hỏi: + Nghiên cứu Hình 1.2, trình bày mối liên quan giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể sinh vật. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời câu hỏi. - Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể. |
II. Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể - Chất dinh dưỡng cơ thể lấy vào được chuyển tới tế bào. Tại đây các chất tham gia vào quá trình đồng hóa tổng hợp nên chất hữu cơ xây dựng cơ thể và dự trữ năng lượng. Một phần chất hữu cơ được phân giải, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Chất thải sinh ra từ quá trình dị hóa tế bào được thải ra ngoài môi trường. |
Hoạt động 2.5: Tìm hiểu về các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
a) Mục tiêu:
- Nêu được các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng (tự dưỡng và dị dưỡng). Lấy được ví dụ minh họa.
- Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng.
- Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới.
b) Nội dung:
- GV tổ chức cho HS đọc thông tin mục V SGG và hoạt động nhóm để tìm hiểu về các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.
- GV giữ nguyên 4 nhóm như ở hoạt động 3, yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 2 (Phiếu học tập ở phần thiết bị dạy học và học liệu).
c) Sản phẩm:
- Đáp án phiếu học tập số 2.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giữ nguyên 4 nhóm như ở hoạt động 3, yêu cầu HS thảo luận, đọc thông tin SGK và hoàn thành phiếu học tập số 2. - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV đại diện HS các nhóm báo cáo sản phẩm học tập. - Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng. |
V. Các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng 1. Tự dưỡng - Tự dưỡng gồm quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng. - Vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới: + Cung cấp O2, đảm bảo cho hoạt động sống của hầu hết sinh vật. + Cung cấp thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản của hầu hết sinh vật. + Điều hòa khí hậu: Tạo nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển của sinh vật. 2. Dị dưỡng - Dị dưỡng là phương thức sinh vật lấy chất hữu cơ trực tiếp từ sinh vật tự dưỡng hoặc từ động vật khác, thông qua hấp thụ và đồng hóa các chất để xây dựng cơ thể, tích lũy và sử dụng năng lượng cho mọi hoạt động sống. (Đáp án phiếu học tập số 2) |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Củng cố cho HS kiến thức khái quát về cơ thể người, khắc sâu mục tiêu bài học.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy khái quát về cơ thể người.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
1. Cho biết những chất nào được cơ thể thực vật, động vật lấy từ môi trường sống và đưa đến cho tế bào cơ thể sử dụng cho đồng hóa, dị hóa; Những chất thải nào sinh ra từ quá trình chuyển hóa được cơ thể thải ra môi trường.
c) Sản phẩm:
- Sơ đồ tư duy của HS.
- Các câu trả lời của HS.
1. Ở thực vật, những chất được cơ thể hấp thụ từ môi trường và đưa đến tế bào để sử dụng cho đồng hóa, dị hóa là: H2O, CO2, O2, chất khoáng.
+ Những chất thải sinh ra từ quá trình chuyển hóa được cơ thể thải ra môi trường là: H2O, CO2, O2.
- Ở động vật, những chất được cơ thể hấp thụ từ môi trường và đưa đến tế bào để sử dụng cho đồng hóa, dị hóa là: Thức ăn, H2O, O2.
+ Những chất thải sinh ra từ quá trình chuyển hóa được cơ thể thải ra môi trường là: Phân, nước tiểu, CO2.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, hệ thống hóa kiến thức bài học bằng sơ đồ tư duy. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 1. Cho biết những chất nào được cơ thể thực vật, động vật lấy từ môi trường sống và đưa đến cho tế bào cơ thể sử dụng cho đồng hóa, dị hóa; Những chất thải nào sinh ra từ quá trình chuyển hóa được cơ thể thải ra môi trường. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày, nhận xét sơ đồ của một số HS. - GV gọi đại diện một số HS trả lời. Bước 4: Kết luận, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá và khái quát kiến thức bài học. |
- Sơ đồ tư duy của HS. - Các câu trả lời của HS. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- HS liên hệ được kiến thức bài học để trả lời một số câu hỏi thực tế.
b) Nội dung:
- Dựa vào kiến thức đã học, hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi sau:
1. Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường bị rối loạn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cơ thể? Làm thế nào để quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường diễn ra thuận lợi?
2. Cho biết ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi. - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm và trả lời câu hỏi (Nếu không đủ thời gian, GV sẽ giao về nhà). Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV mời một số HS đưa ra câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, góp ý và kết thúc bài học. |
- Các câu trả lời của HS. |
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 2. Trao đổi nước và khoáng ở thực vật.
Bài 2: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực Sinh học
- Trình bày được vai trò của nước đối với thực vật và mô tả được ba giai đoạn của quá trình trao đổi nước trong cây gồm: hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá.
- Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở tế bào lông hút của rễ.
- Nêu được sự vận chuyển các chất trong cây theo hai dòng: dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. Nêu được vai trò của sự vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch rây.
- Trình bày được vai trò của quá trình thoát hơi nước và nêu được cơ chế đóng mở của khí khổng.
- Nêu được khái niệm dinh dưỡng ở thực vật và vai trò sinh lí của một số nguyên tố khoáng đa lượng và vi lượng đối với thực vật. Quan sát và nhận biết được một số biểu hiện của cây do thiếu khoáng.
- Nêu được nguồn cung cấp nitrogen cho cây. Trình bày được quá trình hấp thụ và biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật.
- Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và quá trình dinh dưỡng khoáng ở thực vật.
- Giải thích được sự cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí, phân tích được vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng.
1.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động đọc sách, tự trả lời câu hỏi, tích cực tìm kiếm tài liệu để tìm hiểu về trao đổi nước và khoáng ở thực vật.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm. Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại phương tiện để trình bày những vấn đề khi tìm hiểu về quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật; dinh dưỡng nitrogen; các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng và ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tìm hiểu bài trước ở nhà; tích cực tìm hiểu bài, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
- Trách nhiệm: Chủ động, có ý thức cao trong nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- SGK, tài liệu giảng dạy, giáo án, powerpoint.
- Các hình ảnh trong SGK; sưu tầm các hình ảnh liên quan đến bài học.
- Giấy A3/A4.
2. Học sinh
- SGK, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...), bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Hoạt động khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu nội dung bài học.
- Tạo ra mâu thuẫn nhận thức cho HS, khơi dậy mong muốn tìm hiểu kiến thức.
b) Nội dung:
- GV đặt vấn đề, yêu cầu học sinh thực hiện thảo luận cặp đôi, đưa ra câu trả lời cho tình huống:
+ Nước và chất khoáng có vai trò gì đối với thực vật? Chúng được thực vật hấp thụ và sử dụng như thế nào?
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS (có thể đúng hoặc sai).
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Nêu vấn đề, yêu cầu học sinh hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Nước và chất khoáng có vai trò gì đối với thực vật? Chúng được thực vật hấp thụ và sử dụng như thế nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh chú ý theo dõi, kết hợp kiến thức của bản thân, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, định hướng. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi 2 – 3 HS trình bày câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, ghi nhận các ý kiến của HS. - GV chưa chốt kiến thức mà dẫn dắt vào bài học mới: Để giải thích câu hỏi này đầy đủ và chính xác, chúng ta cùng đi vào bài học ngày hôm nay. |
- Các câu trả lời của HS: * Gợi ý: - Vai trò của nước đối với thực vật: Tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào và chi phối các quá trình sinh lí diễn ra trong cây. - Vai trò của chất khoáng đối với thực vật: Cấu trúc nên các thành phần của tế bào và điều tiết các quá trình sinh lí. - Nước và chất khoáng được thực vật trên cạn hấp thu chủ yếu qua rễ nhờ các lông hút. Thực vật thủy sinh hấp thụ nước và khoáng từ môi trường nước qua tế bào biểu bì của hầu hết các cơ quan. Chúng được sử dụng để đồng hóa thành các chất sống của cơ thể thực vật. |
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1: Tìm hiểu về vai trò của nước và chất khoáng
a) Mục tiêu:
- Trình bày được vai trò của nước và các nguyên tố khoáng đối với thực vật.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, nghiên cứu thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi sau:
+ Nước tham gia vào những hoạt động, quá trình sinh lí nào trong đời sống của thực vật?
- GV giải quyết câu hỏi mở đầu, vai trò của nước và khoáng đối với thực vật.
c) Sản phẩm:
- Câu trả lời của HS.
Nước tham gia vào những hoạt động, quá trình sinh lí trong đời sống của thực vật như:
- Tham gia cấu tạo tế bào.
- Là dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây.
- Tham gia điều hòa nhiệt độ của cơ thể thực vật.
- Là nguyên liệu, môi trường của các phản ứng sinh hóa.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh hoạt động cá nhân, nghiên cứu thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi sau: + Nước tham gia vào những hoạt động, quá trình sinh lí nào trong đời sống của thực vật? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện nhiệm vụ và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời câu hỏi. - Các HS khác lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung khái quát về vai trò của nước và chất khoáng. - GV giải quyết câu hỏi mở đầu, vai trò của nước và khoáng đối với thực vật. |
I. Vai trò của nước và chất khoáng 1. Vai trò của nước - Nước tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào và chi phối các quá trình sinh lí diễn ra trong cây, cụ thể: + Tham gia cấu tạo tế bào. + Là dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây. + Tham gia điều hòa nhiệt độ của cơ thể thực vật. + Là nguyên liệu, môi trường của các phản ứng sinh hóa. 2. Vai trò của các nguyên tố khoáng - Cấu trúc nên các thành phần của tế bào và điều tiết các quá trình sinh lí. |
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu về quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật
a) Mục tiêu:
- Mô tả được ba giai đoạn của quá trình trao đổi nước trong cây gồm: hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá.
- Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở tế bào lông hút của rễ.
- Nêu được sự vận chuyển các chất trong cây theo hai dòng: dòng mạch gỗ và dòng mạch rây. Nêu được vai trò của sự vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch rây.
- Trình bày được vai trò của quá trình thoát hơi nước và nêu được cơ chế đóng mở của khí khổng.
b) Nội dung:
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: Trao đổi nước ở ở thực vật diễn ra theo các giai đoạn nào?
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK để tìm hiểu về quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật.
- Vòng 1: Nhóm chuyên gia GV chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ độc lập.
- Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép. Thành lập nhóm các mảnh ghép: Mỗi nhóm được thành lập từ ít nhất một thành viên của nhóm chuyên gia. Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả nhóm kết quả tìm hiểu ở nhóm chuyên gia. Sau đó hoàn thành phiếu học tập số 1.
c) Sản phẩm:
- Phần trình bày của các nhóm.
- Đáp án phiếu học tập số 1.
Phiếu học tập số 1 1. Thực vật hấp thụ nước theo cơ chế thẩm thấu: Dịch tế bào biểu bì lông hút của rễ có nồng độ chất tan cao hơn với dịch trong đất, nên nước sẽ di chuyển từ đất vào tế bào lông hút. - Thực vật hấp thụ ion khoáng theo hai cơ chế: + Cơ chế thụ động: Chất khoáng hòa tan trong đất khuếch tán từ đất (nơi có nồng độ chất khoáng cao) vào rễ (nơi có nồng độ chất khoáng thấp). + Cơ chế chủ động: Chất khoáng được vận chuyển từ đất vào rễ ngược chiều gradient nồng độ, nhờ các chất mang được hoạt hóa bằng năng lượng. - Để nhận biết được triệu chứng thiếu khoáng của cây trồng, có thể dựa vào các đặc điểm sau: Cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, thường gặp các triệu chứng như vàng lá hoặc thay đổi màu sắc; biến dạng lá, thân, quả; suy giảm kích thước lá, thân rễ,… 2. Trình bày quá trình trao đổi nước và khoáng ở nhóm thực vật trên cạn bằng cách hoàn thành bảng mẫu sau:
3. Thực vật điều tiết quá trình thoát hơi nước theo cơ chế nào? Thực vật thoát hơi nước chủ yếu qua khí khổng, vì vậy chúng điều tiết quá trình thoát hơi nước theo cơ chế điều chỉnh sự đóng mở khí khổng. Khi tế bào khí khổng no nước, thành mỏng phía ngoài căng ra làm cho thành dày cong theo, làm khí khổng mở, dẫn đến thoát hơi nước tăng. Ngược lại, khi tế bào khí khổng mất nước xẹp xuống thì khí khổng đóng lại, làm thoát hơi nước giảm. |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi: Trao đổi nước ở ở thực vật diễn ra theo các giai đoạn nào? - GV giao nhiệm vụ: - Vòng 1: + Nhóm 1: Tìm hiểu về hấp thụ nước và khoáng ở rễ. + Nhóm 2: Tìm hiểu về vận chuyển nước và các chất trung gian. + Nhóm 3: Tìm hiểu về thoát hơi nước ở lá. Các nhóm làm việc trong vòng 5 phút, sau khi tìm hiểu, thống nhất ý kiến, mỗi thành viên phải trình bày trước nhóm của mình một lượt, như là chuyên gia. - Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép, 1/3 thành viên của mỗi nhóm sẽ tập hợp lại thành một nhóm mới, tạo thành 3 nhóm mới. Thành viên các nhóm chuyên gia cùng thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 1. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS thực hiện nhiệm vụ các vòng theo yêu cầu của GV. - GV quan sát, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - Các nhóm lần lượt trình bày tóm tắt các ý kiến chung của nhóm. - Thảo luận, báo cáo phiếu học tập số 1. - Các nhóm nhận xét chéo theo nguyên tắc: 3 khen, 2 góp ý và 1 câu hỏi thắc mắc. Bước 4: Kết luận, nhận định: - Qua hoạt động, GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm về quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật. - GV nhận xét, đánh giá, tổng kết. |
II. Quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật 1. Hấp thụ nước và khoáng ở rễ a) Hấp thụ nước ở tế bào lông hút: theo cơ chế thụ động. b) Hấp thụ khoáng ở tế bào lông hút: theo cả cơ chế chủ động và thụ động. c) Vận chuyển nước và chất khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ 2. Vận chuyển nước và các chất trong thân a) Dòng mạch gỗ - Dòng mạch gỗ vận chuyển nước, muối khoáng từ rễ lên lá. b) Dòng mạch rây - Dòng mạch rây vận chuyển chất hữu cơ từ lá xuống rễ (hoặc theo chiều ngược lại). 3. Thoát hơi nước ở lá a) Thoát hơi nước qua bề mặt lá - Lượng nước thoát qua bề mặt lá phụ thuộc vào độ dày tầng cutin và diện tích lá. b) Thoát hơi nước qua khí khổng - Lượng nước thoát qua khí khổng phụ thuộc vào số lượng, sự phân bố và hoạt động đóng mở của khí khổng. c) Vai trò của thoát hơi nước - Tạo lực hút kéo nước và các chất hòa tan đi theo 1 chiều từ rễ lên lá. - Tạo điều kiện để CO2 từ môi trường khuếch tán vào lá. - Làm giảm nhiệt độ bề mặt của lá. |
Hoạt động 2.3: Tìm hiểu về dinh dưỡng nitrogen
a) Mục tiêu:
- Nêu được nguồn cung cấp nitrogen cho cây. Trình bày được quá trình hấp thụ và biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật.
b) Nội dung:
- GV sử dụng kĩ thuật hỏi đáp, tổ chức cho HS đọc thông tin mục III SGK, quan sát hình ảnh 2.8 và hoạt động cá nhân để tìm hiểu về vai trò của nitrogen.
- GV sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu HS ghi ý kiến cá nhân vào các góc giấy A4/A3, sau đó thống nhất ý kiến chung của cả nhóm để tìm hiểu về nguồn cung cấp nitrogen cho thực vật và quá trình biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
1. Nitrogen vừa có vai trò cấu trúc, vừa giữ chức năng điều tiết nhiều quá trình sinh lí diễn ra trong cây.
- Khi thiếu nitrogen, lá có màu vàng, cây sinh trưởng chậm. Nếu thừa nitrogen, thân và lá phát triển mạnh, cây yếu, dễ đổ và mắc sâu bệnh.
2. Các nguồn cung cấp nitrogen cho cây là: Nitrogen tự do trong không khí và dạng hợp chất (vô cơ, hữu cơ).
- Thực vật không thể sử dụng trực tiếp nitrogen tự do có trong không khí, mà chỉ có thể hấp thụ được nitrogen ở dạng vô cơ (NH4+ và NO3-).
3. Ammonium kết hợp với keto acid (pyruvic, ketoglutaric, fumaric và oxaloacetic) tạo thành amino acid. Sau đó các amino acid này có thể tham gia tổng hợp nên các amino acid khác và protein.
- Ammonium kết hợp với các amino dicarboxylic tổng hợp nên các amide.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi: 1. Nêu vai trò của nitrogen đối với thực vật? Cây có biểu hiện gì khi thiếu hoặc thừa nitrogen? - GV phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A4/A3, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, yêu cầu HS viết ý kiến cá nhân vào mỗi góc, sau đó thống nhất ý kiến chung của cả nhóm vào trung tâm tờ giấy. Thảo luận các câu hỏi sau: 2. Dựa vào sơ đồ Hình 2.9, kể tên các nguồn cung cấp nitrogen cho cây. Cho biết thực vật có thể sử dụng trực tiếp nitrogen tự do có trong không khí hay không? 3. Nitrogen vô cơ (NH1+; NO3-) cây hấp thụ vào được chuyển hóa thành nitrogen trong các hợp chất hữu cơ (amino acid, protein,…) theo những cách nào? - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi. - HS hoạt động nhóm, thảo luận để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên HS trả lời câu hỏi. - GV đại diện HS các nhóm báo cáo sản phẩm học tập. - Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về dinh dưỡng nitrogen. |
III. Dinh dưỡng nitrogen 1. Vai trò của nitrogen - Nitrogen vừa có vai trò cấu trúc, vừa giữ chức năng điều tiết nhiều quá trình sinh lí diễn ra trong cây. 2. Nguồn cung cấp nitrogen cho thực vật - Đất là nguồn cung cấp nitrogen chính cho cây trồng. Cây hấp thụ nitrogen ở hai dạng là NH4+ và NO3-. 3. Quá trình biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật a) Quá trình khử nitrate - Quá trình chuyển hóa nitrogen từ dạng NO3- thành dạng NH4+ gọi là quá trình khử nitrate, diễn ra qua hai bước dưới sự xúc tác của enzyme nitrate reductase và nitrite reductase. b) Quá trình đồng hóa ammonium - Ammonium kết hợp với keto acid tạo thành amino acid. Sau đó, các amino acid này có thể tham gia tổng hợp nên các amino acid khác và protein. - Ammonium kết hợp với các amino dicarboxyl tổng hợp nên các amide. |
Hoạt động 2.4: Tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng
a) Mục tiêu:
- Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và quá trình dinh dưỡng khoáng ở thực vật.
b) Nội dung:
- GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu thông tin, hoạt động nhóm để tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng (Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đất và không khí).
c) Sản phẩm:
- Phần trình bày báo cáo của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS đọc thông tin mục SGK và hoạt động nhóm: + Nhóm 1: Tìm hiểu về nhân tố ánh sáng. + Nhóm 2: Tìm hiểu về nhân tố nhiệt độ. + Nhóm 3: Tìm hiểu về nhân tố độ ẩm đất và không khí. Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi: Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động trao đổi nước và khoáng ở thực vật? (Mỗi nhóm tìm hiểu về nhân tố được yêu cầu). - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV gọi lần lượt từng nhóm báo cáo phần hoạt động của nhóm mình. - Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng. |
IV. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi nước và dinh dưỡng khoáng 1. Ánh sáng - Ánh sáng thúc đẩy khí khổng mở, làm tăng tốc độ thoát hơi nước ở lá, tạo động lực cho quá trình hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng ở rễ và thân. Ánh sáng cần cho hoạt động quang hợp tạo chất hữu cơ, cung cấp nguyên liệu cho hoạt động hô hấp, qua đó giải phóng năng lượng cần thiết cho quá trình hấp thụ và vận chuyển chủ động các chất trong cây. 2. Nhiệt độ - Trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ, tốc độ hấp thụ nước và khoáng tỉ lệ thuận với sự tăng nhiệt độ. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ tăng quá cao thì lông hút có thể bị tổn thương và chết, enzyme tham gia vào hoạt động trao đổi chất bị biến đổi, dẫn đến giảm hoặc dừng hấp thụ nước và khoáng. 3. Độ ẩm đất và không khí - Trong giới hạn nhất định, độ ẩm đất tỉ lệ thuận với khả năng hấp thụ nước và khoáng của hệ rễ. Độ ẩm đất quá cao hoặc quá thấp sẽ làm giảm hô hấp và ức chế sinh trưởng của rễ, dẫn đến giảm lượng nước và khoáng hấp thụ. - Độ ẩm không khí ảnh hưởng gián tiếp đến các hoạt động trao đổi nước và khoáng thông qua việc tác động đến quá trình thoát hơi nước. Độ ẩm không khí cao làm giảm tỉ lệ hoạt động và độ mở của khí khổng, từ đó dẫn đến giảm cường độ thoát hơi nước và ngược lại. |
Hoạt động 2.5: Tìm hiểu về ứng dụng quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật trong sản xuất nông nghiệp
a) Mục tiêu:
- Giải thích được sự cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí, phân tích được vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng.
b) Nội dung:
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 2 để tìm hiểu về ứng dụng quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật trong sản xuất nông nghiệp (Phiếu học tập ở phần thiết bị dạy học và học liệu).
c) Sản phẩm:
- Đáp án phiếu học tập số 2.
Phiếu học tập số 2 1. Cây bị mất cân bằng nước khi lượng nước thoát ra môi trường cao hơn lượng nước cây hấp thụ được. Trong hoạt động tưới nước, để đảm bảo trạng thái cân bằng nước cho cây cần lưu ý: - Tưới tiêu hợp lí, tưới đúng nhu cầu của cây, cung cấp vừa đủ lượng nước cần thiết, đáp ứng nhu cầu của cây trồng. - Lượng nước tưới thay đổi tùy loài cây, điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu; tưới đúng thời điểm, giai đoạn sinh trưởng phát triển và đúng phương pháp. 2. Việc bón quá ít hoặc quá nhiều phân bón sẽ ảnh hưởng như thế nào đến đất và cây trồng? - Việc bón phân với lượng quá ít sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây, triệu chứng thiếu khoáng sẽ xuất hiện, cây còi cọc và chậm lớn dẫn đến giảm năng suất cây trồng. Bón phân với lượng quá ít sẽ sẽ làm đất kém phì nhiêu, ít dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng và cho vụ sau. - Nếu bón quá nhiều phân sẽ dẫn đến dư thừa và gây ngộ độc cho cây. Dư thừa phân bón có thể tiêu diệt các vi sinh vật có lợi trong đất (vi sinh vật cố định đạm, phân giải chất hữu cơ,…), làm ô nhiễm đất và nước ngầm, tồn dư trong mô thực vật. |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo luận, đọc thông tin SGK và hoàn thành phiếu học tập số 2. - GV phát phiếu học tập cho HS. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm, thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. - GV quan sát, hỗ trợ HS. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV đại diện HS các nhóm báo cáo sản phẩm học tập. - Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét và bổ sung ý kiến. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá. - GV nhận xét và chốt nội dung về ứng dụng quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật trong sản xuất nông nghiệp. |
V. Ứng dụng quá trình trao đổi nước và khoáng ở thực vật trong sản xuất nông nghiệp 1. Tưới nước hợp lí cho cây trồng - Cân bằng nước trong cơ thể thực vật đạt được khi lượng nước cây hấp thụ bằng hoặc lớn hơn lượng nước thoát ra. Ngược lại, khi lượng nước thoát ra môi trường cao hơn lượng nước cây hấp thụ được, hiện tượng mất cân bằng nước sẽ xảy ra. - Cấn tưới tiêu hợp lí, cung cấp vừa đủ lượng nước cần thiết, tưới đúng nhu cầu sinh lí của cây, đúng thời điểm và đúng phương pháp. b) Phân bón và năng suất cây trồng - Để nâng cao năng suất cây trồng, cần phải bón phân hợp lí, đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng và phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây trồng. - Nguyên tắc: Bón đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và bón đúng phương pháp. |
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
- Củng cố cho HS kiến thức khái quát về trao đổi nước và khoáng ở thực vật, khắc sâu mục tiêu bài học.
b) Nội dung:
- GV tổ chức trò chơi “nhanh như chớp”, yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm sau:
1. Đâu không phải là vai trò của nước đối với cơ thể thực vật?
A. Là thành phần cấu tạo của tế bào.
B. Là dung môi hòa tan các chất, tham gia vào quá trình vận chuyển các chất trong cây.
C. Là nguyên liệu, môi trường của các phản ứng sinh hóa bên ngoài cơ thể.
D. Điều hòa nhiệt độ của cơ thể thực vật.
2. Thực vật trên cạn hấp thụ nước và khoáng chủ yếu qua
A. rễ nhờ các lông hút.
B. lá nhờ các khí khổng.
C. biểu bì của hầu hết các cơ quan.
D. thân nhờ các lông hút.
3. Dòng mạch rây có đặc điểm nào sau đây?
A. Vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ, qua thân và lên lá.
B. Vận chuyển theo một hướng từ rễ lên lá.
C. Vận chuyển chất dinh dưỡng từ cơ quan nguồn đến cơ quan đích hoặc ngược lại.
D. Thành phấn chính của dịch mạch rây là nước và chất khoáng.
4. Thoát hơi nước ở lá diễn ra chủ yếu theo con đường là
A. qua gân chính của lá.
B. qua bề mặt lá.
C. qua khí khổng.
D. qua khí khổng và qua bề mặt lá.
5. Cây thiếu nitrogen có các biểu hiện chủ yếu nào dưới đây?
A. Cây sinh trưởng và phát triển mạnh, xanh tốt.
B. Cây sinh trưởng chậm, lá có màu vàng.
C. Thân và lá phát triển mạnh, cây yếu, dễ đổ và mắc sâu bệnh.
D. Cây héo, rũ xuống, lá màu nâu, thậm chí là chết.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
1. C |
2. A |
3. C |
4. D |
5. B |
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức trò chơi “nhanh như chớp”, yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm. HS nào nhanh tay và trả lời đúng sẽ được tuyên dương hoặc nhận quà. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời HS xung phong trả lời. - Các HS còn lại lắng nghe, nhận xét. Bước 4: Kết luận, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá và khái quát kiến thức bài học. |
- Các câu trả lời của HS. |
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
- HS liên hệ được kiến thức bài học để trả lời một số câu hỏi thực tế.
b) Nội dung:
- Dựa vào kiến thức đã học, hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi sau:
1. Khi rễ cây bị ngập úng trong thời gian dài, cây trồng có biểu hiện như thế nào? Giải thích.
2. Giải thích tại sao trong trồng trọt, phân hữu cơ (phân chuồng, phân xanh,…) thường được sử dụng để bón lót (bón vào đất trước khi gieo trồng), trong khi các loại phân vô cơ (đạm, kali) được dùng để bón thúc.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học, hoạt động cặp đôi và trả lời câu hỏi. - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện theo nhóm làm ra sản phẩm và trả lời câu hỏi (Nếu không đủ thời gian, GV sẽ giao về nhà). Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - GV mời một số HS đưa ra câu trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, góp ý và kết thúc bài học. |
- Các câu trả lời của HS. |
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Làm bài tập trong Sách bài tập.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 3. Thực hành: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
BÀI 3: THỰC HÀNH: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ KHOÁNG Ở THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, HS đạt được các yêu cầu sau:
1. Về năng lực
1.1. Năng lực Sinh học
- Thực hiện được các thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. Thực hành tưới nước chăm sóc cây.
- Thực hiện được các bước trồng cây thủy canh, khí canh.
- Thực hành quan sát được cấu tạo khí khổng ở lá.
- Thu thập dữ liệu từ kết quả quan sát các nghiệm thức khác nhau; so sánh được kết quả với giả thuyết, giải thích và rút ra kết luận.
1.2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập khi thực hành làm các thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. Thực hành tưới nước chăm sóc cây. Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình thực hành.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin của các thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ, vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá. Thực hành tưới nước chăm sóc cây.
2. Phẩm chất
- Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham gia thực hành thí nghiệm.
- Trách nhiệm: Có thái độ trung thực, ý thức cẩn thận trong thực hành thí nghiệm để có kết quả chính xác, tuân thủ quy tắc an toàn phòng thực hành.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- GV chuẩn bị các dụng cụ, mẫu vật và hóa chất theo gợi ý trong SGK.
- Các câu hỏi liên quan đến bài học.
- Máy tính, máy chiếu, máy ảnh (điện thoại di động).
2. Đối với học sinh
- Các mẫu vật hoặc dụng cụ được GV phân công chuẩn bị.
- Báo cáo kết quả thực hành.
1. Hoạt động 1: Khởi động (Mở đầu)
a) Mục tiêu:
- Học sinh trình bày được yêu cầu cần đạt của bài thực hành.
- Phân biệt được các dụng cụ, hóa chất sử dụng trong giờ thực hành.
b) Nội dung:
- Học sinh nghiên cứu và trình bày mạch lạc nội dung mục Yêu cầu cần đạt của bài.
- Học sinh tự kiểm tra các dụng cụ, hóa chất, mẫu vật cần thiết cho buổi thực hành.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên - học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu yêu cầu cần đạt của bài, kiểm tra các dụng cụ, hóa chất, mẫu vật trong bài. - HS lắng nghe nhiệm vụ được giao. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động cá nhân để đọc tài liệu, kiểm tra các dụng cụ, hóa chất, mẫu vật của bài. - GV quan sát học sinh. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi ngẫu nhiên 1 HS của 1 nhóm trình bày. - HS trình bày trước lớp theo yêu cầu của GV. Bước 4: Nhận định và kết luận - Giáo viên nhận xét và nêu tiêu chí chấm điểm bài thực hành để HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. |
- Yêu cầu cần đạt của bài. - HS kiểm tra các dụng cụ, hóa chất và mẫu vật trong bài thực hành. |
2. Hoạt động 2: Thực hành thí nghiệm
Hoạt động 2.1: Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật
a) Mục tiêu:
- Làm được thí nghiệm chứng minh quá trình hấp thụ nước ở rễ, quá trình vận chuyển nước ở thân, quá trình thoát hơi nước ở lá. Thực hành tưới nước chăm sóc cây.
- Thực hành quan sát được cấu tạo khí khổng ở lá.
- Quan sát, nhận xét và giải thích được kết quả thí nghiệm.
b) Nội dung:
- HS hoạt động cá nhân: Đọc SGK để biết chuẩn bị, nội dung cách tiến hành theo các bước đã mô tả trong SGK.
- HS hoạt động cá nhân lắng nghe GV giao nhiệm vụ.
- HS thảo luận nhóm để tiến hành các bước hướng dẫn.
c) Sản phẩm:
- Kết quả thí nghiệm của các nhóm.
- Nhận xét và giải thích của HS về kết quả thí nghiệm.
- Bài báo cáo kết quả thực hành.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Hoạt động 2.1.1: Thực hành chứng minh quá trình hấp thụ nước ở rễ |
|
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Trước giờ thực hành giáo viên cần làm một số công việc: + Chia lớp thành các nhóm. + Giao dụng cụ và yêu cầu các nhóm bảo quản. - Giáo viên nêu yêu cầu: + Nghiên cứu quy trình trong SGK để tiến hành làm thí nghiệm. + Quan sát, nhận xét và giải thích được kết quả thí nghiệm. - HS lắng nghe nhiệm vụ được giao. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên quan sát hoạt động của các nhóm và hướng dẫn các nhóm yếu về thao tác thực hành thí nghiệm. Trong thời gian chờ đợi kết quả thí nghiệm, GV tổ chức cho HS tiến hành thí nghiệm tiếp theo. - GV yêu cầu HS chụp hình lại kết quả. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm đặt kết quả của nhóm để GV và các bạn quan sát. - GV kiểm tra bằng cách quan sát. Bước 4: Nhận định và kết luận - GV kiểm tra kết quả thực hành của HS. - GV nhận xét quá trình HS tham gia thực hành, làm việc nhóm và đánh giá qua thang đánh giá và phiếu đánh giá theo tiêu chí (rubrics). |
1. Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật a) Chứng minh quá trình hấp thụ nước ở rễ Bước 1. Đặt và cố định hai cây con vào 2 ống nghiệm chứa nước, sao cho mực nước chạm đến phần gốc cây; bố trí 1 ống nghiệm đối chứng không có cây. Bước 2: Ngắt toàn bộ lá của một cây, nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 giọt dầu để tránh thoát hơi nước, đánh dấu mực nước ban đầu ở 3 ống nghiệm và đặt ở nơi thoáng gió. Bước 3: Quan sát, nhận xét và giải thích về sự thay đổi mực nước trong 2 ống nghiệm so với mực nước ban đầu sau khoảng 1 giờ bố trí thí nghiệm.
|
Hoạt động 2.1.2: Thực hành chứng minh vận chuyển nước ở thân |
|
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS giữ nguyên nhóm như hoạt động trước. - Phát dụng cụ, mẫu vật, hóa chất. * GV đưa ra các yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu quy trình trong SGK để tiến hành làm thí nghiệm. + Quan sát và giải thích kết quả thí nghiệm. - HS lắng nghe nhiệm vụ được giao. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên quan sát hoạt động của các nhóm và hướng dẫn các nhóm yếu về thao tác thực hành. GV yêu cầu HS quan sát kết quả thí nghiệm vào ngày hôm sau hoặc khi kết thúc buổi học. Sau đó chuyển sang hoạt động tiếp theo. - GV yêu cầu HS chụp hình lại kết quả quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm đặt kết quả của nhóm để GV và các bạn quan sát. - GV kiểm tra bằng cách quan sát. Bước 4: Nhận định và kết luận - GV kiểm tra kết quả thực hành của HS. - GV nhận xét quá trình HS tham gia thực hành, làm việc nhóm và đánh giá. |
1. Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật b) Chứng minh quá trình vận chuyển nước ở thân Bước 1. Cắm 2 cành hoa trắng vào 2 cốc chứa dung dịch màu (đỏ và xanh); cắm 1 cành hoa trắng vào cốc nước thường (đối chứng). Bước 2. Sau khoảng 45 phút, cắt ngang các cành hoa ở vị trí cách gốc 3 – 5 cm hoặc cắt lát mỏng tại các vị trí khác nhau trên cuống hoa. Bước 3: Quan sát sự nhuộm màu ở các mặt cắt trên cành hoa bằng mắt thường hoặc bó mạch ở lát cắt mỏng bằng bằng kính hiển vi vật kính 40x. Bước 4: Cắm lại cành hoa vào cốc dung dịch màu và quan sát sự chuyển màu của cánh hoa sau khi để qua đêm.
|
Hoạt động 2.1.3: Thực hành chứng minh quá trình thoát hơi nước ở lá |
|
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phát dụng cụ, mẫu vật, hóa chất. * GV đưa ra các yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu quy trình trong SGK để tiến hành làm thí nghiệm. + Quan sát và giải thích kết quả thí nghiệm. - HS lắng nghe nhiệm vụ được giao. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên quan sát hoạt động của các nhóm và hướng dẫn các nhóm yếu về thao tác thực hành. - GV yêu cầu HS chụp hình lại kết quả quan sát. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm đặt kết quả của nhóm để GV và các bạn quan sát. - GV kiểm tra bằng cách quan sát. Bước 4: Nhận định và kết luận - GV kiểm tra kết quả thực hành của HS. - GV nhận xét quá trình HS tham gia thực hành, làm việc nhóm và đánh giá. |
1. Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật c) Chứng minh quá trình thoát hơi nước ở lá Bước 1. Đặt 2 mảnh giấy thấm tẩm cobalt chloride đã sấy khô lên mặt trên và mặt dưới của lá theo hướng đối xứng nhau. Bước 2: Đặt lam kính bao bên ngoài giấy ở cả mặt trên và mặt dưới lá, dùng kẹp giữ giấy và lam kính trên lá. Bước 3: Quan sát sự chuyển màu của giấy tẩm cobalt chloride ở mặt trên và dưới của lá sau khoảng 30 phút thí nghiệm. |
Hoạt động 2.1.4: Thực hành quan sát cấu tạo khí khổng ở lá. |
|
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phát dụng cụ, mẫu vật, hóa chất. *GV đưa ra các yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu quy trình trong SGK để tiến hành làm tiêu bản quan sát cấu tạo khí khổng. + Quan sát và nhận biết khí khổng. - Vẽ sơ lược hình dạng khí khổng (đóng và mở). - HS lắng nghe nhiệm vụ được giao. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên quan sát hoạt động của các nhóm và hướng dẫn các nhóm yếu về thao tác trên mẫu vật và cách quan sát bằng kính hiển vi. - GV yêu cầu HS chụp hình lại hình ảnh khí khổng đóng và mở. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm sẵn sàng mẫu tiêu bản ở vị trí quan sát hình cấu tạo khí khổng rõ nhất. - GV kiểm tra bằng cách quan sát tiêu bản trên kính hiển vi các nhóm. Bước 4: Nhận định và kết luận - GV kiểm tra kết quả thực hành của HS. - GV nhận xét quá trình HS tham gia thực hành, làm việc nhóm và đánh giá. |
1. Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật d) Thực hành quan sát cấu tạo khí khổng ở lá Bước 1. Sử dụng kim mũi mác bóc một lớp mỏng phần biểu bì ở mặt sau lá thài lài tía. Bước 2. Đặt lớp biểu bì lá thài lài tía lên lam kính, nhỏ lên đó một giọt nước cất. Bước 3: Quan sát hình dạng, trạng thái (đóng, mở) khí khổng trên lớp biểu bì dưới kính hiển vi ở vật kính 10x và 40x.
|
Hoạt động 2.1.5: Thực hành tưới nước chăm sóc cây |
|
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * GV đưa ra các yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ sau: + Nghiên cứu quy trình trong SGK để về nhà tiến hành làm thí nghiệm. + Quan sát và giải thích kết quả thí nghiệm. - HS lắng nghe nhiệm vụ được giao. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chụp hình lại kết quả quan sát. - GV hỗ trợ cho HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm báo cáo bằng hình ảnh và báo cáo trong phiếu báo cáo thực hành. Bước 4: Nhận định và kết luận - GV kiểm tra kết quả thực hành của HS. - GV nhận xét quá trình HS tham gia thực hành, làm việc nhóm và đánh giá. |
1. Thí nghiệm trao đổi nước ở thực vật e) Thực hành tưới nước chăm sóc cây Bước 1. Trồng 3 cây cùng loài, cùng độ tuổi vào 3 chậu có kích thước giống nhau (chứa cùng loại đất với khối lượng như nhau). Bước 2. Tưới nước cho cây theo 3 chế độ: chậu 1 không tưới nước, chậu 2 tưới nước vào buổi sáng và chiều tối. Lượng nước tưới mỗi lần ở chậu 3 gấp đôi chậu 2. Bước 3: Quan sát, so sánh hình thái của cây ở 3 chậu thí nghiệm sau 4 – 5 ngày và rút ra nhận xét.
|
Hoạt động 2.2: Thực hành trồng cây thủy canh, khí canh
a) Mục tiêu:
- HS nêu được các dụng cụ, hóa chất, các bước tiến hành trồng cây thủy canh và khí canh.
- HS nhận xét được ưu điểm và hạn chế của hai phương pháp này so với phương pháp trồng cây trên đất.
- Thực hiện được các bước trồng cây thủy canh, khí canh.
b) Nội dung:
- HS hoạt động cá nhân: Đọc SGK mục 2. Thực hành trồng cây thủy canh, khí canh.
- HS hoạt động cá nhân lắng nghe GV giao nhiệm vụ.
- HS thảo luận nhóm để thảo luận và thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm:
- Các câu trả lời của HS.
- Bài báo cáo kết quả thực hành.
- Sản phẩm trồng cây tại nhà của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS xem video về quy trình trồng cây theo phương pháp thủy canh và khí canh. *GV đưa ra các yêu cầu các nhóm thảo luận và hoàn thành các nhiệm vụ khi xem xong video: + Nêu các dụng cụ, hóa chất được sử dụng để trồng cây thủy canh, khí canh. +Vẽ sơ đồ các bước tiến hành trồng cây thủy canh và khí canh. + So sánh, rút ra nhận xét về ưu điểm và hạn chế của hai phương pháp này so với phương pháp trồng cây trên đất. - HS về nhà thực hiện 1 trong hai phương pháp tại nhà (Có thể trồng thủy canh bằng các dụng cụ đơn giản). - HS lắng nghe nhiệm vụ được giao. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát video và thực hiện trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS chụp hình lại sản phẩm đã thực hiện tại nhà. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Các nhóm trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV. - GV kiểm tra kết quả thực hành tại nhà bằng cách kiểm tra hình ảnh trồng tại nhà của HS. Bước 4: Nhận định và kết luận - GV kiểm tra kết quả thực hành của HS. - GV nhận xét quá trình HS tham gia thực hành, làm việc nhóm và đánh giá. |
2. Thực hành trồng cây thủy canh, khí canh - Thủy canh và khí canh là phương pháp trồng cây không cần đất, dinh dưỡng được cung cấp cho cây dưới dạng các chất khoáng hòa tan trong dung dịch trồng cây. Điều chỉnh hàm lượng và thành phần các nguyên tố khoáng trong dung dịch sẽ cho năng suất và chất lượng sản phẩm khác nhau. - Trong hệ thống thủy canh, cây được trồng vào các giá thể trơ chứa trong các rọ trồng cây và đặc trong dung dịch dinh dưỡng. Trong hệ thống khí canh, dung dịch dinh dưỡng được cung cấp cho cây dưới dạng sương nhờ máy bơm. |
Hoạt động 2.3: Báo cáo kết quả thực hành
a. Mục tiêu:
- HS viết được báo cáo kết quả thực hành.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS thực hiện báo cáo kết quả thực hành theo mẫu SGK.
c. Sản phẩm học tập:
- Báo cáo thực hành của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của giáo viên - học sinh |
Nội dung kiến thức |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu các nhóm nghiên cứu mẫu báo cáo (SGK tr.25) và tiến thành viết báo cáo thực hành. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận, hoàn thành báo cáo thực hành. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV thu lại báo cáo thực hành của các nhóm. Bước 4: Nhận định và kết luận - GV đánh giá, nhận xét quá trình làm việc của các nhóm. |
IV. Thu hoạch Báo cáo thực hành của các nhóm theo nội dung GV hướng dẫn. |
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Hoàn thành báo cáo thực hành theo mẫu.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 4. Quang hợp ở thực vật.
V. HỒ SƠ HỌC TẬP
Mẫu báo cáo thực hành
Công cụ đánh giá: Bảng Rubric:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM CỦA HỌC SINH THEO TIÊU CHÍ (Dành cho GV)
Tiêu chí |
N1 |
N2 |
N3 |
N4 |
|
1. Di chuyển (0,5đ) |
Trật tự, nhanh nhẹn, đúng nhóm. |
|
|
|
|
Mất trật tự, chưa đúng nhóm. |
|
|
|
|
|
2. Thái độ (1đ) |
Rất tích cực. |
|
|
|
|
Bình thường. |
|
|
|
|
|
Chưa tích cực. |
|
|
|
|
|
3. Thao tác thực hành thí nghiệm (1đ) |
Đúng thao tác. |
|
|
|
|
Chưa đúng thao tác. |
|
|
|
|
|
4. Kết quả (5đ) |
Đúng, quan sát rõ mẫu. |
|
|
|
|
Đúng, quan sát chưa rõ mẫu. |
|
|
|
|
|
Sai kết quả. |
|
|
|
|
|
5. Báo cáo (1,5đ) |
Đúng kết quả, ngắn gọn, thuyết phục. |
|
|
|
|
Bình thường. |
|
|
|
|
|
Sai kết quả, dài dòng, khó hiểu. |
|
|
|
|
|
6. Thời gian hoàn thành (0,5đ) |
Đúng thời gian quy định. |
|
|
|
|
Không đúng thời gian quy định. |
|
|
|
|
|
7. Vệ sinh (0,5đ) |
Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trước, trong và sau khi thực hành. |
|
|
|
|
Không đảm bảo vệ sinh trước, trong và sau khi thực hành. |
|
|
|
|
|
TỔNG ĐIỂM |
|
|
|
|
PHIẾU ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
Tên nhóm:
Tổng số thành viên:
Họ và tên thành viên được đánh giá:
Hãy đánh giá (x) vào mức độ phù hợp (1 là mức thấp nhất, 5 là mức cao nhất
TT |
Kết quả và kĩ năng làm việc nhóm |
Mức độ |
||||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
||
1 |
Hoàn thành nhiệm vụ cá nhân do nhóm phân công |
|||||
2 |
Khả năng phối hợp với các thành viên trong nhóm |
|||||
3 |
Lắng nghe ý kiến số đông |
|||||
4 |
Sẵn sàng đương đầu với khó khăn cá nhân và khó khăn của nhóm |
|||||
5 |
Luôn dành thời gian cá nhân để giúp đỡ các thành viên trong nhóm |
|||||
6 |
Thực hiện công việc được giao đúng tiến độ |
|||||
7 |
Luôn có trách nhiệm với công việc chung của nhóm |
|||||
8 |
Biết thuyết phục thành viên trong nhóm |
................................
................................
................................
Trên đây tóm tắt một số nội dung có trong bộ Giáo án Sinh 11 Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, để mua tài liệu đầy đủ, Thầy/Cô vui lòng truy cập tailieugiaovien.com.vn