Giáo án Tin học 6 năm 2023 (cả ba sách) | Giáo án Tin 6 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm Tài liệu Giáo án Tin học lớp 6 Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo BGD giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Tin 6 theo chương trình mới.
Giáo án Tin học 6 năm 2023 (cả ba sách)
Xem thử Giáo án Tin 6 KNTT Xem thử Giáo án Tin 6 CD
Chỉ 100k mua trọn bộ Giáo án Tin 6 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Giáo án Tin học 6 Kết nối tri thức
TÊN BÀI DẠY: Thông tin và dữ liệu
Môn: Tin học lớp: 6
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:
- Thông tin
- Dữ liệu
- Vật mang tin
- Mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
- Tầm quan trọng của thông tin.
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ về mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu, ví dụ minh họa tầm quan trọng của thông tin.
2.2. Năng lực Tin học
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
Năng lực C (NLc):
– Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.
– Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
– Nêu được ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.
– Nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin
3. Về phẩm chất:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:
Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 6
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết là: Sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu
b) Nội dung: Học sinh đọc đoạn văn bản trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: em biết những được điều gì sau khi đọc xong đoạn văn bản đó.
c) Sản phẩm: Học sinh trả lời về thông tin trong đoạn văn bản.
d) Tổ chức thực hiện: Chiếu đoạn văn bản, hoặc yêu cầu học sinh đọc trong Sách giáo khoa. Cho các nhóm thảo luận nhanh, để trả lời câu hỏi.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
HĐ 2.1. Phân biệt được ba khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin
a) Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt được ba khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin
b) Nội dung: Giao phiếu học tập số 1 ghép khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin với nội dung tương ứng.
c) Sản phẩm: Kết quả điền phiếu của các nhóm
d) Tổ chức thực hiện: Phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận và điền vào phiếu.
HĐ 2.2. Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
a) Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt được thông tin với vật mang tin.
b) Nội dung: Yêu cầu học sinh đưa ra ví dụ có thông tin và vật mang tin.
c) Sản phẩm: Học sinh nêu ra ví dụ có thông tin và vật mang tin
d) Tổ chức thực hiện: Giao yêu cầu cho các nhóm, các nhóm thảo luận và trả lời.
HĐ 2.3. Nêu ví dụ minh hoạ mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
a) Mục tiêu: Giúp học sinh nêu mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu
b) Nội dung: Yêu cầu học sinh đưa ra ví dụ có thông tin và dữ liệu (có sự gợi ý của giáo viên)
c) Sản phẩm: Học sinh nêu ra ví dụ có thông tin và dữ liệu thể hiện mối quan hệ giữa chúng.
d) Tổ chức thực hiện: Giao yêu cầu cho các nhóm, các nhóm thảo luận và trả lời.
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập lại các khái niệm: Thông tin, Dữ liệu, Vật mang tin
b) Nội dung: Giao phiếu học tập số 2, trong đó có một đoạn văn bản, yêu cầu học sinh nhận ra được đâu là thông tin, dữ liệu, vật mang tin.
c) Sản phẩm: Các câu trả lời
d) Tổ chức thực hiện: Phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận, ghi câu trả lời vào phiếu và đại diện nhóm trả lời.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu: Học sinh nêu được ví dụ minh hoạ tầm quan trọng của thông tin
b) Nội dung: Đưa ra câu hỏi về thông tin giúp em như thế nào về việc chọn trang phục phù hợp, giúp em an toàn khi tham gia giao thông ….
c) Sản phẩm: Câu trả lời của các nhóm
d) Tổ chức thực hiện: Giáo viên đưa ra câu hỏi, các nhóm thảo luận để đưa ra câu trả lời.
PHỤ LỤC
Phiếu học tập số 1
Phiếu học tập số 2
TÊN BÀI DẠY: XỬ LÝ THÔNG TIN
Môn: Tin học Lớp: 6
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:
- Nắm được các bước cơ bản trong quy trình xử lý thông tin [1]
- Giải thích được máy tính là công cụ xử lý thông tin hiệu quả
- Biết được các thành phần cấu tạo của máy tính và vai trò của từng thành phần đối với quá trình xử lý thông tin
- Củng cố khái niệm vật mang tin đã được giới thiệu ở Bài 1
2. Về năng lực:
2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về các bước cơ bản trong quá trình Xử lý thông tin, các thành phần cấu tạo và khả năng xử lý thông tin hiệu quả của máy tính.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: quy trình Xử lý thông tin, các thiết bị vào (thu nhận thông tin), bộ nhớ (lưu trữ thông tin), bộ xử lý (xử lý thông tin) và thiết bị truyền ra (truyền, chia sẻ thông tin) trong máy tính điện tử.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ về Xử lý thông tin trong một tình huống thực tế, biết cách vận dụng quy trình xử lý thông tin trong việc tìm kiếm, thu thập và lưu trữ thông tin về lĩnh vực cần quan tâm trên mạng Internet (suy nghĩ và đưa ra ý tưởng về việc tìm kiếm).
2.2. Năng lực Tin học
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
Năng lực A (NLa):
– Sử dụng được các thiết bị vào của máy tính để thu nhận thông tin.
Năng lực C (NLc):
– Nêu được ví dụ minh hoạ về các bước trong quy trình xử lý thông tin của máy tính điện tử.
– Phân biệt được hiệu quả của quá trình xử lý thông tin khi có sử dụng và không sử dụng máy tính điện tử hỗ trợ.
Năng lực D (NLd):
– Sử dụng máy tính có kết nối mạng để tìm kiếm thông tin cần thiết trên mạng Internet.
3. Về phẩm chất:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố Phẩm chất của học sinh như sau:
Hình thành ý thức điều chỉnh hành vi dựa trên nhận thức và suy xét về thế giới.
Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẳn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
Trung thực: Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, loa
- Học liệu: SGK, SGV, Giáo án
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1: Khởi động
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết: quá trình thu nhận, xử lý và truyền tải thông tin từ những hoạt động của thế giới xung quanh.
b) Nội dung: Đoạn văn trong phần khởi động.
c) Sản phẩm: HS biết được một cách sơ bộ các bước xử lý thông tin cơ bản.
d) Tổ chức thực hiện: Cho HS xem video về cầu thủ sút phạt. Yêu cầu học sinh đọc đoạn văn trong Sách giáo khoa.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
HĐ 2.1. Nắm được các bước xử lý thông tin cơ bản thông qua việc phân tích hoạt động xử lý thông tin của con người thành những hoạt động thành phần, bao gồm: (1) Thu thập, (2) Lưu trữ, (3) Biến đổi và (4) Truyền tải thông tin.
a) Mục tiêu: Nâng cao năng lực phân tích, tư duy trừu tượng, hình dung thông tin được xử lý ở mỗi hoạt động xử lý thông tin cơ bản. Ngoài ra HS nhận biết được sự khác biệt giữa hoạt động thông tin và hoạt động cơ học.
b) Nội dung: Phiếu học tập số 1 và các đoạn văn mô tả về hoạt động sút bóng của các cầu thủ.
c) Sản phẩm: Câu trả lời cho 5 câu hỏi của hoạt động (yêu cầu HS trả lời có logic). GV tổng hợp kết quả từ các câu trả lời.
d) Tổ chức thực hiện: Phát phiếu học tập số 1, yêu cầu các nhóm thảo luận và ghi câu trả lời vào phiếu. Yêu cầu HS chia sử câu trả lời với cả lớp.
HĐ 2.2. Nắm được quá trình xử lý thông tin trong máy tính.
a) Mục tiêu: HS nắm được các thành phần thực hiện xử lý thông tin trong máy tính, hiểu được máy tính là công cụ hiệu quả để thu thập, lưu trữ, xử lý và truyền thông tin. Hiểu rõ hơn về khái niệm vật mang tin đã được giới thiệu trong Bài 1. Từ đó đưa ra được ví dụ minh họa cho quá trình này.
b) Nội dung: Phiếu học tập số 2 và các đoạn văn mô tả về các thành phần của máy tính, vai trò của các thành phần này trong quá trình xử lý thông tin bằng máy tính (sự tương ứng về vai trò của các thiết bị với các bước trong quy trình xử lý thông tin bằng máy tính).
c) Sản phẩm: Câu trả lời cho hai câu hỏi của hoạt động (yêu cầu câu trả lời có logic). GV tổng hợp kết quả từ các câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện: Phát phiếu học tập số 2. Giao yêu cầu cho các nhóm trả lời hai ý được bao hàm trong phiếu (Cho ví dụ máy tính giúp con người trong bốn bước xử lý thông tin và So sánh hiệu quả thực hiện công việc trên khi sử dụng và không sử dụng máy tính), các nhóm thảo luận và cử đại diện trả lời.
...............................
...............................
...............................
Giáo án Tin học 6 Cánh diều
CHỦ ĐỀ A: MÁY TÍNH VÀ CỘNG ĐỒNG
BÀI 1: THÔNG TIN THU NHẬN VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN
Thời gian thực hiện: (01 tiết)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Biết thông tin là gì.
-Biết thế nào là thu nhận và xử lý.
- Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
- Nhận biết được tầm quan trọng của thông tin qua việc nêu được các ví dụ minh hoạ.
- Xác định được các bước thu nhận và xử lý thông tin qua các ví dụ minh họa.
2.Về năng lực:
2.1. Năng lực chung:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
- Năng lực tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi khái niệm về thông tin, vật mang tin, các thành phần cấu tạo và khả năng xử lý thông tin hiệu quả của máy tính. HS tự hoàn thành được các nhiệm vụ học tập chuẩn bị ở nhà và tại lớp.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS phân công được nhiệm vụ trong nhóm, biết hỗ trợ nhau, trao đổi, thảo luận, thống nhất được ý kiến trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh lấy thêm được các ví dụ về xử lý thông tin trong một tình huống thực tế, biết cách vận dụng, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
2.2. Năng lực Tin học:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
Năng lực A (NLa):
- Sử dụng được các thiết bị vào của máy tính để phân biệt được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu, vật mang thông tin và mối quan hệ giữa thông tin và dữ liệu.
Năng lực C (NLc):
- Nhận biết được sự khác nhau giữa thông tin và dữ liệu.
- Phân biệt được thông tin với vật mang tin.
Năng lực E (NLe):
Năng lực hợp tác trong môi trường số.
3.Về phẩm chất:
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố phẩm chất của học sinh như sau:
- Nhân ái: Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
- Chăm chỉ: Thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập một cách tự giác, tích cực.
- Trung thực: Thật thà, thẳng thắn trong báo cáo kết quả hoạt động cá nhân và theo nhóm, trong đánh giá và tự đánh giá.
- Trách nhiệm: Hoàn thành đầy đủ, có chất lượng các nhiệm vụ học tập.
II. Thiết bị dạy học và học liệu:
1. Thiết bị dạy học:
- Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu:
- GV: SGK, SBT, tài liệu tham khảo.
- HS: SGK, bảng nhóm, bút lông, bút dạ, phấn.
III. Tiến trình dạy học:
1. Hoạt động 1: Khởi Động (5 phút)
a) Mục tiêu:
Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
b) Nội dung: Đọc khổ thơ "Đoàn thuyền đánh cá” và trả lời câu hỏi 1 , câu hỏi 2.
c) Sản phẩm:
Câu trả lời của HS
d) Tổ chức thực hiện: Giao nhiệm vụ, học sinh báo cáo, đánh giá và nhận xét.
Hoạt động của GV và HS |
Nội dung |
* GV giao nhiệm vụ học tập: GV:Cho HS thảo luận nhóm tìm hiểu khổ thơ được trích từ bài thơ "Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận và trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Mặt trời trông như thế nào? Đoàn thuyền đánh cá đi đâu? Câu 2: Đây có phải lần đầu thuyền đi như vậy không? Khung cảnh khổ thơ nói tới ở đâu, trong thời gian nào? GV: Yêu cầu các nhóm thực hiện vào bảng nhóm với quy định thời gian là 3 phút. * HS thực hiện nhiệm vụ: HS: Tìm hiểu khổ thơ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi vào bảng nhóm. HS: Các nhóm thảo luận, thống nhất kết quả thảo luận. GV: Quan sát các nhóm hoạt động. * Báo cáo, thảo luận: GV: Gọi đại diện nhóm trả lời. HS: Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động của nhóm khác. GV: Gọi nhóm khác nhận xét, đánh giá. * Kết luận, nhận định: GV: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt nội dung bài học mới. GV: Câu trả lời cho các câu hỏi trên cũng chính là thông tin mà em có thể thu nhận được khi đọc khổ thơ đó. Hàng ngày các em đã được tiếp xúc khá nhiều với thông tin. Thế nhưng các em có biết thông tin là gì không và nó được thu nhận như thế nào trong đời sống và tin học. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. |
...............................
...............................
...............................
Giáo án Tin học 6 Chân trời sáng tạo
Môn Tin học lớp 6 bộ sách giáo khoa Chân trời sáng tạo sẽ học chung sách với môn Tin học 6 của bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, mời các bạn đón xem!