Giáo dục công dân lớp 6 Cánh diều - Giải bài tập Giáo dục công dân 6 hay nhất


Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 Cánh diều hay nhất

Loạt bài soạn, Giải bài tập Giáo dục công dân lớp 6 bộ sách Cánh diều hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Giáo dục công dân lớp 6 sẽ giúp các bạn dễ dàng làm bài tập về nhà, nắm vững kiến thức, từ đó đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, bài thi môn Giáo dục công dân 6.

Giáo dục công dân lớp 6 Cánh diều - Giải bài tập Giáo dục công dân 6 hay nhất




Giáo dục công dân lớp 6 Bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ

Khởi động trang 4 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều: Cả lớp cùng nghe bài hát Ba ngọn nến lung linh, nhạc và lời Ngọc Lễ

Trả lời câu hỏi:

- Nội dung bài hát nói lên điều gì?

- Ghi lại ca từ thể hiện nội dung đó.

Lời giải:

- Nội dung bài hát nói về tình cảm gia đình, thương yêu gắn bó với nhau giữa các thành viên trong gia đình.

- Ca từ thể hiện nội dung đó: Gia đình gia đình, Ôm ấp những ngày thơ, Cho ta bao kỷ niệm thương mến, Gia đình gia đình, Vương vấn bước chân ta đi, Ấm áp trái tim quay về.

Khám phá 1 trang 5 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:

a) Truyền thống của gia đình Giáo sư Tôn Thất Tùng được thể hiện như thể nào qua thông tin trên? 

b) Em còn biết những truyền thống nào khác của các gia đình, dòng họ? 

c) Em hiểu thế nào là truyền thống gia đình, dòng họ?

Lời giải:

a) Gia đình Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng là gia đình y đức, nổi tiếng trong lịch sử Y học Việt Nam và thế giới. Ba người con của Giáo sư Tôn Thất Tùng đều tiếp nối truyền thống, sự nghiệp của cha trong ngành Y.

b) Truyền thống: Hiếu học, hiếu thảo, cần cù lao động, giữ gìn nghề truyền thống…

c) Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Khám phá 2 trang 6 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:

a) Vì sao chị Nga đã thành công trong nghề làm công?

b) Theo em, truyền thống gia đình, dòng họ mang lại điều gì cho mỗi chúng ta?

Lời giải:

a) Chị Nga đã thành công trong nghề làm cốm vì chị kế thừa nghề làm cốm của gia đình, chị mở rộng quy mô sản xuất đa dạng hóa sản phẩm có thương hiệu nổi tiếng; tích cực tìm kiếm thị trường tiêu thụ để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm.

b) Truyền thống gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống; góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tộc, nhất là trong thời đại ngày nay. 

Khám phá 3 trang 7 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều: Thảo luận các tình huống sau:

Tình huống 1: 

Tiến sinh ra trong một gia đình, dòng họ có truyền thống hiếu học, từ bao đời nay đều có người học giỏi, đỗ đạt cao, một số người là tiến sĩ, nhiều người là cử nhân đại học, đang công tác ở nhiều nơi trên đất nước. Tự hào về dòng họ của mình, Tiến quyết tâm phấn đấu học giỏi để tiếp bước truyền thống của gia đình, dòng họ mình. Suốt từ lớp 1 đến lớp 6 Tiến luôn chăm chỉ học hành ở trường và ở nhà. Năm nào Tiến cũng là học sinh xuất sắc. 

Tình huống 2: 

Yến sinh ra trong một gia đình làm nghề dệt chiếu cói truyền thống. Đời cụ, đời ông, đời bố và các cô, chú, bác của Yến đều có người theo nghề này. Tự hào về nghề truyền thống của gia đình, Yến thường hỏi bố mẹ để tìm hiểu về nghề dệt chiếu cói của gia đình, dòng họ mình từ các đời trước. Ngay từ khi học lớp 6, khi có thời gian ở nhà, Yến thường phụ giúp bố mẹ và dần làm quen về cách dệt chiếu cói. Tiếp nối bố mẹ, Yến học hỏi từng bước và quyết đi theo nghề dệt chiếu cói của gia đình. 

? Tiến đã biết giữ gìn, phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ mình như thế nào? 

? Yến đã làm gì để giữ gìn nghề truyền thống của gia đình? 

Lời giải:

Tình huống 1: 

Tiến đã biết tự hào về truyền thống hiếu học của dòng họ mình, Tiến quyết tâm phấn đấu học giỏi để tiếp bước truyền thống của gia đình, dòng họ. Suốt từ lớp 1 đến lớp 6 Tiến luôn chăm chỉ học hành ở trường và ở nhà. Năm nào Tiến cũng là học sinh xuất sắc.

Tình huống 2: 

Yến đã biết tự hào về nghề dệt chiếu cói truyền thống của gia đình. Yến thường hỏi bố mẹ để tìm hiểu về nghề dệt chiếu cói của gia đình, dòng họ mình từ các đời trước. Ngay từ khi học lớp 6, khi có thời gian ở nhà, Yến thường phụ giúp bố mẹ và dần làm quen về cách dệt chiếu cói.

..............................

..............................

..............................

Giáo dục công dân lớp 6 Bài 2: Yêu thương con người

Khởi động trang 9 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều: Cả lớp cùng nghe bài hát Thương người như thể thương thân, nhạc và lời Phạm Đăng Khương và trả lời câu hỏi:

- Nội dung bài hát thể hiện điều gì? 

- Những ca từ nào trong bài hát thể hiện nội dung đó?

Lời giải:

- Nội dung bài hát thể hiện tình cảm yêu thương, mến thương giữa người với người.

- Những ca từ trong bài hát thể hiện nội dung: Lúc gian nan chia nhau từng tấm áo, ta đang sống giữa vòng tay mọi người, cùng tiếng ca, ước mơ cùng chung tiếng nói, thương người như thể thương thân.

Khám phá 1 trang 10 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:

a) Em có suy nghĩ gì sau khi đọc thông tin về Nguyễn Hải An? 

b) Điều gì đã khiến Hải An muốn hiến tặng giác mạc cho người khác?

c) Từ thông tin trên, em hiểu thế nào là yêu thương con người?

Lời giải:

a) Sau khi đọc thông tin về Nguyễn Hải An, em rất cảm động, kính trọng và khâm phục bạn Hải An về nghĩa cử cao đẹp của bạn. 

b) Chính tấm lòng yêu thương con người, yêu mến cuộc đời đã khiến Hải An muốn hiến tặng giác mạc cho người khác.

c) Yêu thương con người là sự quan tâm, giúp đỡ, làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những người gặp khó khăn, hoạn nạn.

Khám phá 2 trang 11 Giáo dục công dân lớp 6 - Cánh diều:

Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi

Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi: Em hãy mô tả nội dung và đặt tên

a) Em hãy mô tả nội dung và đặt tên cho từng bức hình trên. 

b) Hãy nêu các biểu hiện của yêu thương con người và biểu hiện chưa yêu thương con người.

Lời giải:

a) 

- Hình 1: Bạn học sinh dắt tay bà lão qua đường. Tên bức hình: “Nắm tay yêu thương” hoặc “Yêu thương trên đường”.

- Hình 2: Một người bị ngất trên đường nhưng những người xung quanh không ai quan tâm, giúp đỡ. Tên bức hình: “Sự vô cảm của con người” hoặc “Thờ ơ và vô cảm”.

- Hình 3: Bạn học sinh đẩy xe lăn đưa người bạn tật nguyền đến trường. Tên bức hình: “Tình bạn tươi đẹp” hoặc “Cùng bạn đến trường”.

- Hình 4: Anh thanh niên tham gia hiến máu nhân đạo. Tên bức hình: “Một giọt máu trao đi, một cuộc đời ở lại” hoặc “Giọt hồng yêu thương”.

- Hình 5: Các bạn học sinh tặng quà, giúp đỡ, hỗ trợ những người nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Tên bức hình: “Món quà yêu thương” hoặc “Yêu thương trao nhau”.

- Hình 6: Bạn nhỏ bị cha mắng mỏ, xúc phạm đang ôm mặt khóc. Tên bức hình: “Đứa trẻ bị tổn thương” hoặc “Tuổi thơ bất hạnh”.

b) Các biểu hiện của yêu thương con người và biểu hiện chưa yêu thương con người.

* Biểu hiện của yêu thương con người: Sẵn sàng giúp đỡ, cảm thông chia sẻ những khó khăn, đau thương của người khác, dìu dắt giúp đỡ những người mắc sai lầm để họ tìm ra điều đúng đắn, biết hi sinh quyền lợi của bản thân.

Ví dụ: 

- Bố mẹ, con cháu chăm sóc ông bà khi ốm

- Giúp em nhỏ học bài

- Bố mẹ động viên các con cố gắng trong học tập và rèn luyện

- Các con biết kính trọng, yêu thương, chia sẻ việc nhà với ông bà, cha mẹ…

- Ủng hộ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong lớp

- Giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường

- Thầy cô hỗ trợ, dạy các em thành học sinh chăm ngoan, học giỏi…

- Chung tay ủng hộ đồng bào lũ lụt, hạn hán

- Giúp đỡ bà con nông dân tiêu thụ hàng hóa nông sản

- Hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh (Covid-19)…

* Biểu hiện chưa yêu thương con người: Vô tâm, lạnh lùng đối với khó khăn của người khác, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình, không giúp đỡ khi chứng kiến người khác khó khăn, hoạn nạn; hận thù, mâu thuẫn, căm ghét nhau.

- Người đàn ông đang chửi mắng một cô gái

- Một người bị ngất trước đám đông nhưng không ai quan tâm

- Nói xấu, hãm hại đồng nghiệp, bạn bè

- Trộm tiền của người bệnh ở bệnh viện

- Lừa đảo người bệnh mua thuốc giả…

..............................

..............................

..............................