Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Tiết kiệm - Cánh diều
Lý thuyết GDCD 6 Bài 9: Tiết kiệm - Cánh diều
Haylamdo biên soạn tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 6 Bài 9: Tiết kiệm hay, chi tiết sách Cánh diều sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt GDCD 6.
1. Thế nào là tiết kiệm?
- Tiết kiệm là biết sử dụng hợp lí, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.
2. Biểu hiện của tiết kiệm
- Một số biểu hiện của tiết kiệm trong cuộc sống hằng ngày:
+ Tiết kiệm sức khỏe.
+ Làm việc khoa học, tiết kiệm sức lao động, nâng cao năng và hiệu quả công việc.
+ Tiết kiệm điện, tiết kiệm nước,…
+ Tiết kiệm thời gian của bản thân cũng như thời gian của người khác.
+ Tiết kiệm tiền bạc, của cải vật chất.
b. Phân biệt tiết kiệm và không tiết kiệm
- Trái với tiết kiệm là lãng phí, phung phí. Ví dụ:
+ Lãng phí thời gian.
+ Lãng phí sức khỏe…
+ Lãng phí các nguồn năng lượng (điện, nước…)
c. Thế nào là người tiết kiệm?
- Người tiết kiệm là người biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
3. Ý nghĩa của tiết kiệm
- Tiết kiệm giúp con người biết quý trọng thời gian, tiền bạc, thành quả lao động của bản thân và người khác nhằm làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.
4. Rèn luyện lối sống tiết kiệm
- Học sinh cần phải thực hiện tính tiết kiệm thông qua việc:
+ Tránh lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí.
+ Sắp xếp việc làm khoa học.
+ Bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động.
+ Sử dụng điện, nước hợp lí.
+ Tiết kiệm tiền bạc, của cải, thời gian, sức lực.