Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Kết nối tri thức Kết nối tri thức Bài 2 (có đáp án): Quan tâm, cảm thông và chia sẻ


Haylamdo biên soạn với với 10 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDCD 7.

Trắc nghiệm GDCD 7 Kết nối tri thức Bài 2 (có đáp án): Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm GDCD 7 Kết nối tri thức (cả năm) bản word có lời giải chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Câu 1. Chia sẻ được hiểu là

A. đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ.

B. thường xuyên chú ý đến mọi người và những sự việc xung quanh.

C. san sẻ, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.

D. hành động vụ lợi và luôn đề cao lợi ích cá nhân lên trên hết.

Câu 2. Cảm thông được hiểu là

A. đặt mình vào vị trí của người khác để thấu hiểu cảm xúc của họ.

B. thường xuyên chú ý đến mọi người và những sự việc xung quanh.

C. san sẻ, giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn.

D. hành động vụ lợi và luôn đề cao lợi ích cá nhân lên trên hết.

Câu 3. Hành động nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Giúp đỡ người khác khi thấy việc đó đem lại lợi ích cho bản thân.

B. Tỏ thái độ thờ ơ trước khó khăn, mất mát, nỗi đau của người khác.

C. Khích lệ, động viên, an ủi khi bạn bè, người thân gặp khó khăn.

D. Lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của người khác để trục lợi cho bản thân.

Câu 4. Người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ

A. chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.

B. nhận được sự yêu quý của mọi người.

C. luôn bị người khác lợi dụng, dụ dỗ.

D. có tiền đồ và tương lai sáng lạn hơn.

Câu 5. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng ý nghĩa của sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

A. Người biết cảm thông, chia sẻ luôn bị người khác lợi dụng, chèn ép.

B. Giúp cuộc sống tràn ngập tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc.

C. Giúp con người có động lực vượt qua những khó khăn, thử thách.

D. Khiến cho các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

Câu 6. Hoạt động: Tặng sách cho trẻ em vùng cao là một trong những biểu hiện của sự

A. hiếu học và tôn sư trọng đạo.

B. dũng cảm, bất khuất, kiên cường.

C. quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

D. yêu nước, đoàn kết và dũng cảm.

Câu 7. Nội dung nào đúng khi bàn về vấn đề quan tâm, cảm thông, chia sẻ?

A. Chỉ người nào gặp khó khăn mới cần đến sự quan tâm,cảm thông và chia sẻ.

B. Khi có ai đó đề nghị thì mình mới quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

C. Để thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ thì chỉ cần tặng quà là đủ.

D. Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ giúp mọi người thấy vui vẻ, hạnh phúc hơn.

Câu 8. Hành vi nào sau đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

A. Cười trên sự đau khổ của người khác.

B. Chế giễu, mỉa mai những người khuyết tật.

C. Giúp đỡ người khác để được tiếng tốt và nổi danh.

D. Giúp đỡ người khuyết tật hòa nhập với cuộc sống cộng đồng.

Câu 9. Câu tục ngữ nào dưới đây không thể hiện sự quan tâm, chia sẻ?

A. Nhường cơm, sẻ áo.

B. Chia ngọt, sẻ bùi.

C. Lá lành đùm lá rách.

D. Năng nhặt chặt bị.

Câu 10. Trường hợp nào dưới đây thể hiện sự quan tâm?

A. Trong giờ kiểm tra môn toán, P đã cho Q chép bài.

B. Bạn H thường xuyên gọi điện hỏi thăm sức khỏe ông bà.

C. Bạn K thường chế giễu, trêu chọc người khuyết tật.

D. Bạn T từ chối giúp đỡ khi thất một em bé đang khóc vì bị lạc.

Câu 11. Hành động nào sau đây không phải sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

A. H đã cho N vay tiền chơi game.

B. Các bạn trong lớp tới thăm khi H bị ốm.

C. Bạn P cõng bạn Q đi học, vì Q bị liệt hai chân.

D. Quyên góp tiền để giúp đỡ những người khó khăn.

Câu 12. Câu tục ngữ nào dưới đây thể hiện sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ?

A. Giấy rách phải giữ lấy lề.

B. Kiến tha lâu đầy tổ.

C. Lá lành đùm lá rách.

D. Tre già măng mọc.

Câu 13. Trên đường đi học, T thấy một em bé đang khóc vì bị lạc bố mẹ. Nếu là T, em nên lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Làm ngơ vì không liên quan đến mình.

B. Hỏi han, giúp đỡ em bé tìm bố mẹ.

C. Trêu chọc em bé vì thấy em khóc nhè.

D. Không quan tâm vì mình còn phải đi học.

Câu 14. Hoàn cảnh gia đình P rất khó khăn do bố mẹ kinh doanh thua lỗ. P tâm sự với em và muốn em không nói với ai. Em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây?

A. Cứ hứa trước mặt P, sau đó đi nói với các bạn trong lớp.

B. Phớt lờ, không quan tâm và không chơi với P nữa.

C. An ủi, động viên bạn P cố gắng tập trung vào việc học.

D. Kể lại chuyện gia đình P cho các bạn khác để cùng tẩy chay P.

Câu 15. Trên đường đi hoc, P và Q thấy một em bé đang khóc vì bị lạc. P đề nghị Q cùng với mình dẫn em bé đến đồn công an, nhờ các chú công an giúp em ấy tìm về với bố mẹ. Q phản đối và nói rằng: “Sẽ có người khác giúp đỡ em ấy, còn mình phải đến trường cho kịp giờ học”.

Trong trường hợp này, bạn học sinh nào đã biết quan tâm, cảm thông, chia sẻ với người khác?

A. Bạn P.

B. Bạn Q

C. Cả 2 bạn P và Q.

D. Không có bạn nào.

Xem thử

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: