Giải GDCD 8 trang 42 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm Với lời giải GDCD 8 trang 42 trong Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình Giáo dục công dân 8 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD 8 trang 42.

Giải GDCD 8 trang 42 Cánh diều

Luyện tập 3 trang 42 GDCD 8: Hãy thảo luận và đưa ra cách ứng phó với bạo lực gia đình trong các tình huống sau:

a. Bạn Đ (13 tuổi) bị bố ép buộc làm công việc nặng nhọc để đưa tiền cho bố uống rượu hằng ngày.

b. Sau khi bố mẹ li hôn, A sống với mẹ đẻ và thường xuyên bị mẹ ngăn cấm không cho liên lạc với bố và em gái.

Trả lời:

- Tình huống a) Cách ứng phó:

+ Bạn Đ nên tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài, ví dụ: người thân (ông bà, các chú/bác,…), người lớn đáng tin cậy, hoặc gọi điện đến tổng đài bảo vệ trẻ em (111) để nhờ sự giúp đỡ.

+ Chính quyền địa phương cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền luật Phòng, chống bạo lực gia đình và kĩ năng ứng phó với bạo lực gia đình.

- Tình huống b) Cách ứng phó:

+ Bạn A nên tìm sự hỗ trợ từ bên ngoài, ví dụ: người thân (ông bà, các chú/bác,…), người lớn đáng tin cậy, hoặc gọi điện đến tổng đài bảo vệ trẻ em (111) hoặc chuyên gia tư vấn tâm lí học đường để nhờ sự giúp đỡ.

+ Chính quyền địa phương cần tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền luật Phòng, chống bạo lực gia đình và kĩ năng ứng phó với bạo lực gia đình.

Luyện tập 4 trang 42 GDCD 8: Em hãy tranh biện với các bạn để bày tỏ thái độ trước quan niệm: “Chuyện nhà, đóng cửa bảo nhau” khi xảy ra các hành vi bạo lực gia đình.

Trả lời:

(*) Tham khảo ý kiến:

- Khi xảy ra các hành vi bạo lực gia đình, chúng ta không nên giữ quan niệm “chuyện nhà, đóng cửa bảo nhau” vì: bạo lực gia đình gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với các cá nhân, gia đình và có thể để lại nhiều hệ lụy cho xã hội. Vì vậy, khi gặp phải tình huống bạo lực gia đình, chúng ta cần:

+ Tỏ thái độ và những hành vi phù hợp để ứng phó với bạo lực gia đình (không nên giữ im lặng, bao che cho người có hành vi bạo lực; cũng không nên tỏ thái độ và những cảm xúc tiêu cực mang tính khiêu khích, thách thức đối phương).

+ Trình báo sự việc với cơ quan có thẩm quyền để nhờ sự can thiệp, giúp đỡ.

+ Phát tin khẩn cấp, như: kêu cứu, gọi điện tới các số 111, 113 hoặc 115.

- Tuy nhiên, lên tiếng đấu tranh chống bạo lực gia đình, không đồng nghĩa với việc chúng ta tung hê tất cả mọi việc riêng của gia đình ra để mọi người cùng bàn tán; mà chúng ta cần có thái độ ứng xử tế nhị, đúng người, đúng việc.

Vận dụng 1 trang 42 GDCD 8: Hãy viết một đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của em về tác hại của bạo lực gia đình.

Trả lời:

(*) Đoạn văn tham khảo

Bạo lực gia đình làm tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần của các thành viên gia đình, thậm chí còn dẫn tới nhiều vụ việc án mạng thương tâm. Làm ảnh hưởng tới an ninh trật tự của xã hội. Bạo lực gia đình làm mất đi vẻ đẹp truyền thống của gia đình, của dân tộc. Về lâu về dài bạo lực gia đình ảnh hưởng xã hội, chất lượng lao động kém đạo đức xuống cấp. Bạo lực làm mất đi ảnh hưởng đất nước hòa bình, thân ái, lành mạnh, văn hóa trong mắt bạn bè quốc tế.

Để giảm bớt bạo lực gia đình chúng ta cần nâng cao nhận thức, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nâng cao hiểu biết về tác hại của bạo lực gia đình để tránh những hành vi không đáng có kiềm chế nóng giận. Chúng ta cần tôn trọng pháp luật, tuyên truyền với người xung quanh ý thức về hạnh phúc gia đình, xử lý nghiêm minh những trường hợp bạo lực gia đình. Chúng ta cùng chung tay xây dựng một xã hội văn minh, gia đình hạnh phúc, tố cáo những hành vi bạo lực gia đình quanh chúng ta.

Tóm lại bạo lực gia đình là hành vi xấu, cần chấm dứt, chúng ta là học sinh, những công dân tương lai của đất nước, chúng ta quyết nói không với bạo lực gia đình. Tuyên truyền chống vấn nạn bạo lực gia đình, mỗi con người cần phải có nhận thức, trách nhiệm và kiềm chế bản thân để giúp cho gia đình hạnh phúc bền lâu. Chúng ta cần kêu gọi chống bạo lực gia đình, nêu cao tinh thần đoàn kết vì một gia đình hạnh phúc, xã hội không còn tồn tại hành vi bạo lực gia đình, mỗi con người cần thay đổi ý thức, thay đổi bản thân, thay đổi suy nghĩ, quyết tâm xây dựng một gia đình ấm lo, hạnh phúc, đủ đầy.

Vận dụng 2 trang 42 GDCD 8: Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền với chủ đề: Phê phán các hành vi bạo lực gia đình.

Trả lời:

(*) Sản phẩm tham khảo 1:

Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền với chủ đề Phê phán các hành vi bạo lực gia đình

(*) Sản phẩm tham khảo 2: tác phẩm “Bạo lực là tội ác! Hãy chung tay chống lại bạo hành trẻ em!”

Em hãy thiết kế một sản phẩm tuyên truyền với chủ đề Phê phán các hành vi bạo lực gia đình

Lời giải bài tập Giáo dục công dân 8 Bài 6: Phòng, chống bạo lực gia đình hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục công dân 8 Cánh diều hay, chi tiết khác: