Giải GDCD 9 trang 52 Cánh diều
Với lời giải GDCD 9 trang 52 trong Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí Giáo dục công dân 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD 9 trang 52.
Giải GDCD 9 trang 52 Cánh diều
Khám phá trang 52 GDCD 9: Căn cứ vào thông tin, em hãy cho biết thế nào là vi phạm pháp luật. Có những loại vi phạm pháp luật nào? Xác định dấu hiệu vi phạm pháp luật của từng loại vi phạm pháp luật.
Trả lời:
- Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
- Phân loại: Vi phạm pháp luật được chia làm bốn loại:
+ Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được coi là tội phạm, được quy định trong Bộ luật Hình sự.
+ Vi phạm hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quy tắc quản lí hành chính nhà nước có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm.
+ Vi phạm kỉ luật là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước, ... do pháp luật lao động và pháp luật hành chính bảo vệ.
+ Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm các quan hệ tài sản hoặc quan hệ nhân thân.
Khám phá trang 52 GDCD 9: Dựa vào dấu hiệu của các loại vi phạm pháp luật, em hãy xác định hành vi vi phạm của các chủ thể trong từng tình huống trên.
Trả lời:
- Tình huống 1.
+ Hành vi vi phạm pháp luật: anh K đánh anh V bị thương tích 12%
+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm hình sự
- Tình huống 2.
+ Hành vi vi phạm pháp luật: anh M vi phạm hợp đồng đã kí kết với ông P
+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm dân sự
- Tình huống 3.
+ Hành vi vi phạm pháp luật: anh T vi phạm quy định trong thời gian làm việc tại cơ quan. Cụ thể là: anh T không mặc áo bảo hộ lao động.
+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm kỉ luật
- Tình huống 4.
+ Hành vi vi phạm pháp luật: bạn H không cài quai mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ và phóng nhanh, vượt ẩu khi tham gia giao thông.
+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm hành chính.
Lời giải GDCD 9 Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí hay khác: