Giải GDCD 9 trang 52 Chân trời sáng tạo
Với lời giải GDCD 9 trang 52 trong Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí Giáo dục công dân 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD 9 trang 52.
Giải GDCD 9 trang 52 Chân trời sáng tạo
Luyện tập 1 trang 52 GDCD 9: Em đồng tình hay không đồng tình với các nhận định nào dưới đây? Vì sao?
a) Trách nhiệm pháp lí là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật.
b) Mọi hành vi trái với quy định của pháp luật đều vi phạm pháp luật.
c) Trẻ em dù có phạm tội cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự.
d) Công dân phải đủ 18 tuổi trở lên thì mới được xem là chủ thể của vi phạm pháp luật.
e) Chủ thể của vi phạm pháp luật có thể chịu đồng thời nhiều trách nhiệm pháp lí cùng lúc.
Trả lời:
- Quan điểm a) Không đồng tình, vì: trách nhiệm pháp lí hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật.
- Quan điểm b) Không đồng tình, vì:
+ Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
+ Nếu hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng do chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
- Quan điểm c) Không đồng tình, vì:
+ Theo Luật Trẻ em (2016), trẻ em là người dưới 16 tuổi.
+ Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi năm 2017 nêu rõ: người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Quan điểm d) Không đồng tình, vì: tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mà các chủ thể (ở độ tuổi khác nhau, thậm chí dưới 18 tuổi) sẽ phải chịu những trách nhiệm pháp lí khác nhau.
- Quan điểm e) Đồng tình, vì: một người phạm tội vừa có thể bị phạt hành chính, vừa có thể phải truy cứu trách nhiệm hình sự (tùy theo loại, mức độ vi phạm và các tình tiết tăng nặng).
Luyện tập 2 trang 52 GDCD 9: Em hãy xác định các hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể dưới đây và cho biết trách nhiệm pháp lí mà họ phải chịu là gì.
a) Ông B tự ý xây nhà cao tầng khi chưa có Giấy phép xây dựng.
b) Anh K (25 tuổi) thực hiện hành vi cướp giật điện thoại di động của người đi đường.
c) Chị H vay của bà V số tiền 200 triệu đồng, nhưng sau đó, vì không có khả năng chi trả nên chị ấy đã bỏ trốn.
d) Anh N sau khi uống rượu bia, đã điều khiển xe máy trên đường, đâm vào xe của chị T, gây hư hỏng nặng.
Trả lời:
- Trường hợp a)
+ Hành vi vi phạm: tự ý xây nhà cao tầng khi chưa có Giấy phép xây dựng.
+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hành chính
- Trường hợp b)
+ Hành vi vi phạm: cướp giật điện thoại di động của người đi đường.
+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm dân sự
- Trường hợp c)
+ Hành vi vi phạm: cưỡng đoạt tài sản của người khác (tài sản trị giá 200 triệu)
+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hình sự
- Trường hợp d)
+ Hành vi vi phạm: tham gia giao thông khi trong máu và hơi thở có nồng độ cồn, gây tai nạn giao thông (không thiệt hại về người)
+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hành chính
Lời giải GDCD 9 Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí hay khác: