Giải GDCD 9 trang 25 Kết nối tri thức
Với lời giải GDCD 9 trang 25 trong Bài 5: Bảo vệ hoà bình Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD 9 trang 25.
Giải GDCD 9 trang 25 Kết nối tri thức
Khám phá trang 25 GDCD 9: Từ thông tin và các hình ảnh trên, em hãy cho biết cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã gây ra hậu quả gì với Thủ đô Hà Nội? Cuộc sống của người dân và sự phát triển của Hà Nội trong chiến tranh và trong hoà bình có sự khác nhau như thế nào?
Thông tin. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã giội hàng triệu tấn bom đạn xuống làng mạc, trường học, bệnh viện,... gây biết bao đau thương tang tóc trên khắp đất nước ta, trong đó có cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm bằng không quân với quy mô lớn chưa từng có trong lịch sử chiến tranh vào Thủ đô Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng, từ ngày 18 đến 29 tháng 12 năm 1972. Riêng tại khu vực Hà Nội, Mỹ đã sử dụng 444 lần chiếc máy bay chiến lược B52, hơn 1.000 lần chiếc máy bay chiến thuật chiến đấu với số lượng bom đạn là 4 vạn tấn. Nhờ chuẩn bị tốt cả về tư tưởng và tổ chức, lực lượng và phương tiện, quân dân Hà Nội đã đánh bại hoàn toàn cuộc tập kích của đế quốc Mỹ. Ngày 27 - 1 - 1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Việt Nam được kí kết. Sau Hiệp định, nhân dân Hà Nội đã tranh thủ điều kiện hoà bình để hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh sản xuất, khôi phục và phát triển kinh tế, văn hoá, ổn định đời sống, cùng nhân dân miền Bắc làm hậu phương lớn, góp phần chi viện cho tiền tuyến, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Ngày nay, Hà Nội đang từng bước đổi mới, phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, đời sống của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Hà Nội thực sự đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của cả nước. Ngày 16 - 7 - 1999, Hà Nội được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hoà bình”. Đây là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế về những thành tựu trong quá trình đổi mới cũng như khát vọng hoà bình của người dân Việt Nam. (Theo Lê Mậu Hãn (Chủ biên) (2001), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập III, NXB Giáo dục, trang 243, 244, 248) |
Trả lời:
- Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã gây ra hậu quả nặng nề với Thủ đô Hà Nội, cụ thể là:
+ Phá hủy nhiều làng mạc, nhà máy, bệnh viện, trường học,…
+ Gây thiệt hại sinh mạng cho hàng nghìn người.
- Cuộc sống của người dân và sự phát triển của Hà Nội trong chiến tranh và trong thời kì hoà bình có sự khác nhau:
+ Trong chiến tranh: cơ sở vật chất, hạ tầng của Thủ đô bị hủy hoại nghiêm trọng; mọi sinh hoạt trong đời sống của nhân dân bị đảo lộn, ví dụ: những khu vực đông dân cư phải sơ tán về vùng nông thôn; người dân phải đào hầm trú ẩn, phải cảnh giác và luôn trong tâm thế sẵn sàng ứng phó với các đợt ném bom của Mĩ; thậm chí, hàng ngàn người đã bị thiệt mạng hoặc phải mang thương tật suốt đời,…
+ Sau chiến tranh: Hà Nội đã và đang từng bước đổi mới, phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực, đời sống của nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc. Hà Nội thực sự đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của cả nước.
Khám phá trang 25 GDCD 9: Theo em, hoà bình là gì? Hãy nêu các biểu hiện của hoà bình.
Trả lời:
- Hoà bình là tình trạng không có chiến tranh hay xung đột vũ trang; con người được sống trong một môi trường xã hội an toàn, hạnh phúc.
- Biểu hiện của hoà bình là cuộc sống bình yên, con người được học tập, lao động, phát triển, chung sống hoà thuận cùng nhau; các quốc gia tôn trọng, hợp tác cùng phát triển.
Lời giải GDCD 9 Bài 5: Bảo vệ hoà bình hay khác: