Giải GDCD 9 trang 47 Kết nối tri thức
Với lời giải GDCD 9 trang 47 trong Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí Giáo dục công dân 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD 9 trang 47.
Giải GDCD 9 trang 47 Kết nối tri thức
Luyện tập 1 trang 47 GDCD 9: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây đúng hay sai. Giải thích vì sao
a) Tất cả những hành vi trái pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ đều là hành vi vi phạm pháp luật.
b) Người say rượu không nhận thức được hành vi của mình nên mọi hành vi trái pháp luật do người say rượu gây ra đều không phải là hành vi vi phạm pháp luật.
c) Trách nhiệm pháp lí gắn liền với các hậu quả bất lợi mà các chủ thể vi phạm pháp luật phải chịu nên chỉ mang lại những ý nghĩa tiêu cực.
d) Trách nhiệm pháp lí góp phần ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật trong cuộc sống.
Trả lời:
- Ý kiến a) Không đồng tình, vì:
+ Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm phạm các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
+ Nếu hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng do chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
- Ý kiến b) Không đồng tình, vì: Điều 13 Bộ luật Hình sự quy định: “Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự”.
- Ý kiến c) Không đồng tình, vì: trách nhiệm pháp lí khi được áp dụng vào thực tiễn sẽ mang nhiều ý nghĩa tích cực, như: buộc các chủ thể chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật; Thể hiện tính tôn nghiêm của pháp luật; Giáo dục mọi người có ý thức tôn trọng pháp luật, tuân theo quy định của pháp luật và các quy tắc của cuộc sống; nâng cao ý thức phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm; Củng cố lòng tin của người dân vào pháp luật; Góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội.
- Ý kiến d) Đồng tình, vì: trách nhiệm pháp lí khi được áp dụng vào thực tiễn sẽ mang nhiều ý nghĩa tích cực, như: buộc các chủ thể chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật; góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội.
Luyện tập 2 trang 47 GDCD 9: Em hãy chỉ ra các dấu hiệu vi phạm pháp luật, đặc điểm trách nhiệm pháp lí của mỗi chủ thể dưới đây và xác định loại vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lí tương ứng của từng chủ thể.
a) Ông P tổ chức hoạt động chống phá Nhà nước, gây rối an ninh trật tự địa phương nên bị Toà án tuyên phạt 9 năm tù giam.
b) Anh N (20 tuổi) điều khiển xe mô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc nên bị cảnh sát giao thông lập biên bản phạt tiền và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 3 tháng.
c) Bạn T bị Ban Giám hiệu nhà trường khiển trách vì thường xuyên trốn học đi chơi.
d) Toà soạn báo G đăng tải bài viết sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm của chị A nên bị Toà án buộc cải chính thông tin và xin lỗi chị A công khai.
e) Anh B bị chính quyền địa phương lập biên bản xử phạt vì gây mất an ninh trật tự khi kinh doanh.
g) Chị O không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng lao động với công ty nên bị Giám đốc công ty ra quyết định buộc thôi việc.
Trả lời:
- Trường hợp a)
+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: Ông P tổ chức hoạt động chống phá Nhà nước, gây rối an ninh trật tự địa phương
+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm hình sự
+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hình sự
- Trường hợp b)
+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: Anh N (20 tuổi) điều khiển xe mô tô đi ngược chiều trên đường cao tốc
+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm hành chính
+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hành chính
- Trường hợp c)
+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: bạn T vi phạm nội quy trường học, khi thường xuyên trốn học đi chơi
+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm kỉ luật
+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm kỉ luật
- Trường hợp d)
+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: Toà soạn báo G đăng tải bài viết sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm của chị A
+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm dân sự
+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm dân sự
- Trường hợp e)
+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: Anh B có hành vi gây mất an ninh trật tự khi kinh doanh.
+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm hành chính
+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm hành chính
- Trường hợp g)
+ Dấu hiệu vi phạm pháp luật: Chị O không thực hiện đúng các thoả thuận trong hợp đồng lao động với công ty
+ Loại vi phạm pháp luật: vi phạm kỉ luật
+ Loại trách nhiệm pháp lí: trách nhiệm kỉ luật
Lời giải GDCD 9 Bài 9: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí hay khác: