Giải GDQP 11 trang 21 Kết nối tri thức
Với lời giải GDQP 11 trang 21 trong Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế Giáo dục quốc phòng 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập GDCD lớp 11 trang 21.
Giải GDQP 11 trang 21 Kết nối tri thức
Câu hỏi trang 21 GDQP 11: Tệ nạn xã hội có thể được thực hiện và lan truyền trên mạng xã hội hay không? Vì sao?
Lời giải:
- Tệ nạn xã hội có thể được thực hiện và lan truyền trên mạng xã hội, vì:
+ Các trang mạng xã hội có tính tương tác cao giữa những người sử dụng.
+ Khi tham gia vào mạng xã hội, người sử dụng có thể lập các tài khoản ảo với những thông tin cá nhân không đúng sự thật, không minh bạch.
+ Thông tin có thể trao đổi qua mạng xã hội rất phong phú nên thông qua kênh này, tội phạm dễ dàng hơn trong việc móc nối, dụ dỗ nạn nhân tham gia các đường dây tội phạm, tệ nạn.
+ Mặt khác, lực lượng chống tội phạm công nghệ cao chưa đủ năng lực để kiểm soát toàn bộ hệ thống mạng xã hội. Cơ quan chức năng không thể tìm và chặn được hết những giao dịch, hành vi, hoạt động bất hợp pháp hoặc có nguy cơ dẫn đến hoạt động bất hợp pháp.
=> Do vậy, các đối tượng xấu có thể lợi dụng mạng xã hội để lôi kéo, dụ dỗ người khác cùng tham gia vào tệ nạn xã hội.
Câu hỏi trang 21 GDQP 11: Hãy kể tên các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội mà em biết.
Lời giải:
- Một số hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội:
+ Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma túy; lôi kéo, cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy….
+ Đánh bạc trái phép, tổ chức đánh bạc, gá bạc,...
+ Bán dâm, mua dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại dâm,...
+ Thực hiện các hành vi bói toán, đồng bóng, yểm bùa, cúng giải hạn, cúng trừ tà ma,... để kiếm tiền.
Lời giải GDQP 11 Bài 3: Phòng chống tệ nạn xã hội ở Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế hay khác: