Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 11 Bài 6: Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo sách Kết nối tri thức có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm GDQP 11.
Trắc nghiệm GDQP 11 Kết nối tri thức Bài 6 (có đáp án): Giới thiệu một số loại súng bộ binh, thuốc nổ, vật cản và vũ khí tự tạo
Câu 1. Súng trang bị cho cá nhân và phân đội bộ binh được gọi là
A. súng bộ binh.
B. súng thần công.
C. súng thần cơ.
D. súng hỏa mai.
Đáp án đúng là: A
Súng bộ binh là súng trang bị cho cá nhân và phân đội bộ binh.
Câu 2. Súng trường CKC và súng tiểu liên AK có điểm gì giống nhau?
A. Chỉ bắn được phát một.
B. Dùng hỏa lực tiêu diệt địch.
C. Bắn được liên thanh và phát một.
D. Là loại súng tự động và bán tự động.
Đáp án đúng là: B
- Điểm giống nhau giữa súng trường CKC và súng tiểu liên AK:
+ Là súng bộ binh, được trang bị cho từng người.
+ Là loại súng nòng dài.
+ Dùng hỏa lực để tiêu diệt địch, có thể dùng lê và báng súng để đánh gần.
- Điểm khác nhau giữa súng trường CKC và súng tiểu liên AK:
+ Súng CKC: là loại súng bán tự động, chỉ bắn được phát một
+ Súng tiểu liên AK: là loại súng tự động và bán tự động; vừa bắn được phát một vừa bắn được liên thanh.
Câu 3. So với súng trường CKC, súng tiểu liên AK có điểm gì khác biệt?
A. Súng bắn được liên thanh và phát một.
B. Có thể dùng lê và báng súng để đánh gần.
C. Loại súng bán tự động, chỉ bắn được phát một.
D. Là súng bộ binh, được trang bị cho từng người.
Đáp án đúng là: A
- Điểm khác nhau giữa súng trường CKC và súng tiểu liên AK:
+ Súng CKC: là loại súng bán tự động, chỉ bắn được phát một
+ Súng tiểu liên AK: là loại súng tự động và bán tự động; vừa bắn được phát một vừa bắn được liên thanh.
- Điểm giống nhau giữa súng trường CKC và súng tiểu liên AK:
+ Là súng bộ binh, được trang bị cho từng người.
+ Là loại súng nòng dài.
+ Dùng hỏa lực để tiêu diệt địch, có thể dùng lê và báng súng để đánh gần.
Câu 4. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đặc điểm của súng trường CKC?
A. Dùng hỏa lực để tiêu diệt sinh lực địch.
B. Có thể dùng lê, báng súng để đánh gần.
C. Súng bắn được liên thanh và phát một.
D. Súng bán tự động, chỉ bắn được phát một.
Đáp án đúng là: C
- Đặc điểm của súng trường CKC:
+ Súng trường CKC cỡ 7,62 mm là loại súng nòng dài, bán tự động, trang bị cho từng người, dùng hoả lực để tiêu diệt sinh lực địch; ngoài ra, có thể sử dụng lưỡi lê, báng súng để đánh gần.
+ Súng chỉ bắn được phát một.
Câu 5. Hộp tiếp đạn của súng tiểu liên AK có thể chứa được bao nhiêu viên đạn?
A. 30 viên đạn.
B. 40 viên đạn.
C. 50 viên đạn.
D. 60 viên đạn.
Đáp án đúng là: A
Hộp tiếp đạn của súng tiểu liên AK có thể chứa được 30 viên đạn.
Câu 6. Khi bắn phát một, tốc độ bắn của súng tiểu liên AK là
A. 40 phát/ phút.
B. 60 phát/ phút.
C. 80 phát/ phút.
D. 100 phát/ phút.
Đáp án đúng là: A
- Tốc độ bắn của súng tiểu liên AK:
+ 40 phát phút khi bắn phát một.
+ 100 phát phút khi bắn liên thanh.
Câu 7. Tầm bắn thẳng đối với mục tiêu người nằm của súng tiểu liên AK là
A. 400 m.
B. 350 m.
C. 800 m.
D. 500 m.
Đáp án đúng là: B
Tầm bắn thẳng đối với mục tiêu người nằm của súng tiểu liên AK là 350 m.
Câu 8. Súng tiểu liên AK bao gồm bao nhiêu bộ phận chính?
A. 11 bộ phận chính.
B. 12 bộ phận chính.
C. 13 bộ phận chính.
D. 14 bộ phận chính.
Đáp án đúng là: A
- Súng tiểu liên AK gồm 11 bộ phận chính, là: nòng súng; bộ phận ngắm; hộp khóa nòng và nắp hộp khóa nòng; bệ khóa nòng và thoi đẩy; khóa nòng; bộ phận cò; bộ phận đẩy về, ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay; báng súng và tay cầm; hộp tiếp đạn; lê.
Câu 9. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng quy tắc tháo, lắp súng tiểu liên AK?
A. Dùng đúng phụ tùng, làm đúng thứ tự động tác.
B. Người tháo, lắp phải nắm vững cấu tạo súng.
C. Chọn nơi khô ráo, sạch sẽ để tháo, lắp súng.
D. Không cần khám súng trước khi tháo, lắp.
Đáp án đúng là: D
- Quy tắc tháo, lắp súng tiểu liên AK:
+ Người tháo, lắp phải nắm vững cấu tạo súng.
+ Chọn nơi khô ráo, sạch sẽ để tháo, lắp. Trước khi tháo súng phải chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, phương tiện cần thiết để tháo, lắp và đặt các bộ phận.
+ Trước khi tháo súng phải kiểm tra, khám súng.
+ Khi tháo, lắp phải dùng đúng phụ tùng, làm đúng thứ tự động tác; nếu vướng mắc phải nghiên cứu thận trọng, không dùng sức mạnh đập, bẩy làm hỏng súng.
Câu 10. Động tác lắp súng tiểu liên AK bao gồm bao nhiêu bước?
A. 7 bước.
B. 8 bước.
C. 9 bước.
D. 10 bước.
Đáp án đúng là: A
- Động tác tháo súng tiểu liên AK bao gồm 7 bước:
+ Bước 1: Lắp ống dẫn thoi đẩy và ốp lót tay trên
+ Bước 2: Lắp bệ khoá nòng và khoá nòng
+ Bước 3: Lắp bộ phận đẩy về
+ Bước 4: Lắp nắp hộp khoá nòng, kiểm tra chuyển động
+ Bước 5: Lắp thông nòng
+ Bước 6: Lắp ống đựng phụ tùng
+ Bước 7: Lắp hộp tiếp đạn
Câu 11. Khi tháo súng tiểu liên AK, các bộ phận tháo ra phải đặt theo thứ tự
A. từ trên xuống dưới.
B. từ dưới lên trên.
C. từ trái qua phải.
D. từ phải qua trái.
Đáp án đúng là: D
Khi tháo súng tiểu liên AK, các bộ phận tháo ra phải đặt theo thứ tự từ phải qua trái.
Câu 12. Khi lắp đủ 30 viện đạn, khối lượng của súng tiểu liên AK là
A. 4.3 kg.
B. 5.3 kg.
C. 6.3 kg.
D. 7.3 kg.
Đáp án đúng là: A
Khi lắp đủ 30 viện đạn, khối lượng của súng tiểu liên AK là 4.3 kg.
Câu 13. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (…..) trong khái niệm sau đây: “…… là chế phẩm của chất nổ mà khi chịu tác động của những xung kích thích từ bên ngoài đủ mạnh thì thường nổ (mà ít cháy)”?
A. Vật cản.
B. Thuốc nổ.
C. Súng bộ binh.
D. Vũ khí tự tạo.
Đáp án đúng là: B
- Thuốc nổ là chế phẩm của chất nổ mà khi chịu tác động của những xung kích thích từ bên ngoài đủ mạnh thì thường nổ (mà ít cháy)
Câu 14. Thuốc nổ TNT và thuốc nổ C4 có điểm gì giống nhau?
A. Gây nổ bằng kíp số 6 trở lên.
B. Có dạng tinh thể rắn, màu vàng nhạt, vị đắng.
C. Nóng chảy ở 81 °C, chảy ở 310 °C, nổ ở 350 °C.
D. Dẻo, nhào nặn dễ dàng; màu trắc đục, vị hơi ngọt.
Đáp án đúng là: A
- Điểm giống nhau giữa thuốc nổ TNT và thuốc nổ C4:
+ Về tính năng: đạn súng trường bắn xuyên qua không cháy, không nổ; đốt khó cháy; gây nổ bằng kíp số 6 trở lên.
+ Về tác dụng: dùng để làm lượng nổ.
Câu 15. So với thuốc nổ C4, thuốc nổ TNT có điểm gì khác biệt?
A. Gây nổ bằng kíp số 6 trở lên.
B. Có tính dẻo, nhào nặn dễ dàng.
C. Dạng tinh thể rắn, màu vàng nhạt.
D. Màu trắng đục, mùi hắc, vị hơi ngọt.
Đáp án đúng là: D
- Điểm khác biệt của thuốc nổ C4 so với thuốc nổ TNT là:
+ Thuốc nổ C4 có tính dẻo, dễ nhào nặn; màu trắng đục, mùi hắc, vị hơi ngọt.
+ Thuốc nổ TNT có dạng tinh thể rắn, màu vàng nhạt (khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thì ngả sang màu nâu); vị đắng, khó tan trong nước.
- Thuốc nổ C4 và thuốc nổ TNT đều gây nổ bằng kíp số 6 trở lên.
Câu 16. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng về tính năng của thuốc nổ C4?
A. Có dạng tinh thể rắn; màu vàng nhạt, vị đắng.
B. Sử dụng trong điều kiện nhiệt độ từ -30 °C đến 50 °C.
C. Màu trắng đục, mùi hắc, dẻo, nhào nặn dễ dàng, vị hơi ngọt.
D. Gồm 80% thuốc nổ mạnh Hexogen bột trộn với 20% chất kết dính.
Đáp án đúng là: A
- Dạng tinh thể rắn; màu vàng nhạt, vị đắng là một trong những tính năng của thuốc nổ TNT.
- Các tính năng của thuốc nổ C4:
+ Là thuốc nổ hỗn hợp gồm 80% thuốc nổ mạnh Hexogen bột trộn với 20% chất kết dính.
+ Màu trắng đục, mùi hắc, dẻo, nhào nặn dễ dàng, vị hơi ngọt; không hút ẩm, không tan trong nước.
+ Sử dụng trong điều kiện nhiệt độ từ -30 °C đến 50 °C. Nếu nhiệt độ càng thấp thì độ dẻo càng giảm; gây nổ bằng kíp số 6 trở lên; đốt khó cháy, đốt nóng đến 190 °C thì cháy, khi cháy ở 201 °C thì nổ.
Câu 17. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau đây: “…… là những vật thể, phương tiện do con người làm ra hoặc cải tạo để làm chậm hoặc ngăn cản cơ động, gây khó khăn cho các hoạt động khác và gây thiệt hại cho đối phương”?
A. Vật cản.
B. Thuốc nổ.
C. Súng bộ binh.
D. Vũ khí tự tạo.
Đáp án đúng là: A
Vật cản là những vật thể, phương tiện do con người làm ra hoặc cải tạo để làm chậm hoặc ngăn cản cơ động, gây khó khăn cho các hoạt động khác và gây thiệt hại cho đối phương.
Câu 18. Các đối tượng như: rừng, núi, sông, hồ,… là
A. vật cản nhân tạo.
B. vật cản tự nhiên.
C. vật cản nổ.
D. vật cản không nổ.
Đáp án đúng là: B
Vật cản tự nhiên là loại vật cản có sẵn trong tự nhiên như rừng, núi, sông, suối, ao, hồ,…..
Câu 19. Đối tượng nào dưới đây là vật cản nổ?
A. Hàng rào điện.
B. Mìn chống tăng.
C. Hàng rào thép gai.
D. Vách đứng, vách hụt.
Đáp án đúng là: B
Vật cản nổ là vật cản bằng mìn, lượng nổ,... dùng uy lực thuốc nổ để tiêu diệt địch. Trong đó, có vật cản chống các phương tiện cơ giới (mìn chống tăng, lượng nổ mạnh,...); vật cản chống bộ binh (mìn chống bộ binh, lượng nổ nhỏ,…); thuỷ lôi,...
Câu 20. Các loại vũ khí như: dao, mã tấu, giáo, mác, gậy tầm vông, tổ ong… được xếp vào nhóm
A. vũ khí tự tạo.
B. vũ khí thể thao.
C. vũ khí quân dụng.
D. công cụ hỗ trợ.
Đáp án đúng là: A
- Vũ khí tự tạo là vũ khí có cấu tạo và nguyên lí hoạt động đơn giản, dễ chế tạo bằng những phương pháp và phương tiện thủ công, dùng vật liệu tại chỗ, đạn dược hỏng hoặc cải tiến các loại đạn dược thu được của đối phương
- Vũ khí tự tạo có nhiều loại như dao, mã tấu, giáo, mác, kiếm; gậy tầm vông, cung, nỏ, chông các loại; bẫy chông, bẫy đá, bẫy đạn; tổ ong; bom, lựu đạn, mìn tự chế,....
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng lớp 11 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: