X

Hóa học 10 Chân trời sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 101 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải Hóa 10 trang 101 sách Chân trời sáng tạo. Với lời giải chi tiết nhất hy vọng sẽ giúp học sinh dễ dàng nắm được cách làm bài tập Hóa học 10.

Giải Hóa học 10 trang 101 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 5 trang 101 Hóa học 10: Quan sát Hình 16.5, cho biết mật độ phân bố của các phân tử chất khí trong bình kín thay đổi như thế nào khi tăng áp suất của bình?

Quan sát Hình 16.5, cho biết mật độ phân bố của các phân tử chất khí trong bình kín

Lời giải:

Ở áp suất bình thường, các phân tử khí tham gia chuyển động xa nhau hơn.

Khi bị nén dưới áp suất cao hơn, các phân tử khí tham gia được nén lại gần nhau dẫn đến số va chạm hiệu quả tăng lên.

Luyện tập trang 101 Hóa học 10: Xét các phản ứng xảy ra trong bình kín:

2CO(g) + O2(g) → 2CO2(g) (1)

NH4Cl(s) → NH3(g) + HCl(g) (2)

Yếu tố áp suất ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng nào? Khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào?

Lời giải:

Trong phản ứng hóa học có sự tham gia của chất khí, áp suất có thể ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

Yếu tố áp suất ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng (1). Khi tăng áp suất tốc độ phản ứng tăng.

Câu hỏi 6 trang 101 Hóa học 10: Tiến hành thí nghiệm 2 và so sánh tốc độ khí thoát ra trong hai bình tam giác.

Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của bề mặt tiếp xúc đến tốc độ phản ứng

Hóa chất: Dung dịch HCl 1 M, đá vôi (CaCO3) dạng khối và dạng hạt nhỏ.

Dụng cụ: bình tam giác 100 mL, ống đong 50 mL, cân.

Tiến hành:

Bước 1: Cân khoảng 2 g CaCO3, mỗi loại, cho vào 2 bình tam giác (1), (2).

Bước 2: Đong khoảng 20 mL dung dịch HCl, rót đồng thời vào mỗi bình tam giác.

Phương trình hóa học của phản ứng:

CaCO3(s) + 2HCl(aq) → CaCl2(aq) + H2O(l) + CO2(g)

Tiến hành thí nghiệm 2 và so sánh tốc độ khí thoát ra trong hai bình tam giác

Lời giải:

Bình (1) chứa đá vôi dạng khối.

Bình (2) chứa đá vôi dạng hạt.

Nhận thấy khí thoát ra ở bình (2) nhanh hơn khí thoát ra ở bình (1).

Câu hỏi 7 trang 101 Hóa học 10: Nhận xét mối liên hệ giữa tốc độ phản ứng với kích thước của CaCO3.

Lời giải:

Kích thước của hạt đá vôi (CaCO3) càng nhỏ thì tốc độ phản ứng càng lớn.

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: