Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết 3 chất lỏng riêng biệt sau: propan – 1 – ol


Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết 3 chất lỏng riêng biệt sau: propan – 1 – ol (CHCHCHOH); propanal (CHCHCHO) và acetone (CHCOCH).

Giải Hóa 11 Bài 18: Hợp chất carbonyl - Chân trời sáng tạo

Luyện tập trang 121 Hóa học 11: Trình bày phương pháp hoá học để nhận biết 3 chất lỏng riêng biệt sau: propan – 1 – ol (CH3CH2CH2OH); propanal (CH3CH2CHO) và acetone (CH3COCH3).

Lời giải:

Trích mẫu thử.

Chuẩn bị 3 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm đựng 1 ml dung dịch bromine. Cho lần lượt từng mẫu thử vào từng ống nghiệm này.

+ Nếu dung dịch bromine nhạt màu dần đến mất màu → mẫu thử là propanal.

CH3CH2CHO + Br2 + H2O → CH3CH2COOH + 2HBr

+ Dung dịch bromine không bị mất màu → mẫu thử là propan – 1 – ol và acetone (nhóm I).

Phân biệt nhóm I: Đốt dây đồng trên ngọn lửa đèn cồn đến khi dây đồng chuyển sang màu đen, sau đó nhúng vào ống nghiệm chứa mẫu thử.

+ Nếu dây đồng từ màu đen chuyển sang màu đỏ → mẫu thử là propan – 1 – ol.

CH3 – CH2 – CH2 – OH + CuO (đen) t° CH3 – CH2 – CHO + Cu (đỏ) + H2O.

+ Nếu không có hiện tượng xuất hiện → mẫu thử là acetone.

Lời giải Hóa 11 Bài 18: Hợp chất carbonyl hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: