Giải Hóa học 12 trang 72 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Hóa học 12 trang 72 trong Bài 15: Thế điện cực và nguồn điện hoá học Hóa học 12 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa 12 trang 72.
Giải Hóa học 12 trang 72 Kết nối tri thức
Hoạt động trang 72 Hóa học 12: Nghiên cứu về chiều phản ứng giữa các cặp oxi hoá – khử
Xét hai phản ứng oxi hoá – khử sau:
Zn + Cu2+ → Zn2+ + Cu (1)
Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag (2)
1. Dựa vào Bảng 15.1, so sánh thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hoá – khử: Zn2+/Zn với Cu2+/ Cu; Cu2+/ Cu với Ag+/Ag.
2. Chỉ ra chất khử mạnh hơn và chất oxi hoá mạnh hơn trong mỗi phản ứng.
3. Dựa vào giá trị thế điện cực chuẩn, rút ra nhận xét chung về chiều phản ứng giữa các cặp oxi hoá – khử ở trên.
Lời giải:
1. Ta có:
2. Xét phản ứng (1): Zn có tính khử mạnh hơn Cu; Cu2+ có tính oxi hoá mạnh hơn Zn2+.
Xét phản ứng (2): Cu có tính khử mạnh hơn Ag; Ag+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cu2+.
3. Nhận xét: Chất khử của cặp oxi hoá – khử có thế điện cực nhỏ hơn tác dụng với chất oxi hoá của cặp oxi – hoá khử có thế điện cực lớn hơn, tạo ra dạng oxi hoá và dạng khử tương ứng.
Câu hỏi 4 trang 72 Hóa học 12: Ở điều kiện chuẩn, kim loại M có thể tác dụng được với dung dịch acid (H+), với nước khi giá trị thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá – khử kim loại Mn+/M thoả mãn điều kiện nào?
Lời giải:
Ở điều kiện chuẩn, kim loại M có thể tác dụng được với dung dịch acid (H+), với nước khi giá trị thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá – khử kim loại Mn+/M nhỏ hơn giá trị thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá – khử 2H+/H2.
Câu hỏi 5 trang 72 Hóa học 12: Dựa vào giá trị thế điện cực chuẩn ở Bảng 15.1, hãy viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hoá – khử sau:
a) Ni2+/Ni và 2H+/H2;
b) Fe2+/Fe và Cu2+/Cu;
c) Zn2+/Zn và Au3+/Au.
Lời giải:
Các phương trình hoá học:
a) Ni + 2H+ → Ni2+ + H2;
b) Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu;
c) 3Zn + 2Au3+ → 3Zn2+ + 2Au.
Lời giải Hóa 12 Bài 15: Thế điện cực và nguồn điện hoá học hay khác: