HĐTN 9 Truyền thông về những vấn đề học đường - Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm 9 Truyền thông về những vấn đề học đường 44, 45, 47, 48 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn giúp học sinh dễ dàng làm bài tập & trả lời câu hỏi HĐTN 9.

Giải HĐTN 9 Truyền thông về những vấn đề học đường - Cánh diều

Hoạt động 1 trang 44 Hoạt động trải nghiệm 9: Tìm hiểu cách thức tiến hành đề tài khảo sát

- Thảo luận về cách thức tiến hành một đề tài khảo sát.

Gợi ý:

HĐTN 9 Truyền thông về những vấn đề học đường | Cánh diều | Giải Hoạt động trải nghiệm 9

Trả lời:

Cách thức để tiến hành một đề tài khảo sát gồm có 3 giai đoạn:

- Giai đoạn chuẩn bị:

+ Xác định vấn đề khảo sát

+ Chuẩn bị các nguồn lực phục vụ cho quá trình khảo sát (nhân lực, vật lực…)

+ Xây dựng kế hoạch khảo sát (đề tài khảo sát, mục tiêu khảo sát, đối tượng khảo sát, thời gian, địa điểm khảo sát, nội dung khảo sát, các phương pháp khảo sát, hình thức khảo sát).

- Giai đoạn triển khai/ thực hiện kế hoạch khảo sát:

+ Thu thập thông tin khảo sát

+ Xử lí dữ liệu thu thập được

+ Nhận xét, đánh giá thực trạng

+ Viết báo cáo.

- Giai đoạn kết thúc:

+ Trình bày kết quả khảo sát

+ Đưa ra các đề xuất dựa trên kết quả khảo sát.

Hoạt động 2 trang 44 Hoạt động trải nghiệm 9: Thực hiện đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

- Lập kế hoạch thực hiện đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội.

HĐTN 9 Truyền thông về những vấn đề học đường | Cánh diều | Giải Hoạt động trải nghiệm 9

- Thiết kế công cụ khảo sát

Gợi ý: Bảng hỏi, phiếu phỏng vấn,…

- Thực hiện đề tài khảo sát và chia sẻ kết quả.

Trả lời:

- Kế hoạch thực hiện đề tài khảo sát về thực trạng giao tiếp của học sinh trên mạng xã hội:

THỰC TRẠNG GIAO TIẾP TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA HỌC SINH LỚP 9 TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ A

Mục tiêu khảo sát: Tìm hiểu thực trạng giao tiếp trên mạng xã hội của học sinh lớp 9 trường Trung học cơ sở An Thượng

Đối tượng khảo sát: Tất cả học sinh học khối 9 trong Trường trung học cơ sở An Thượng.

Thời gian, địa điểm khảo sát: Tiến hành trong một tuần, tại trường Trung học cơ sở A.

Nội dung khảo sát:

+ Nhận thức của các bạn học sinh lớp 9 về ý nghĩa và vai trò của giao tiếp trên mạng xã hội.

+ Tần suất giao tiếp trên mạng xã hội của học sinh lớp 9

+ Ảnh hưởng của việc giao tiếp trên mạng xã hội đến học tập và cuộc sống của học sinh.

+ Cách giao tiếp văn minh, an toàn trên mạng.

Các phương pháp khảo sát:

+ Sử dụng phiếu khảo sát

+ Phỏng vấn

+ Thống kê xử lí số liệu

Hình thức khảo sát: Khảo sát trực tiếp

- Thiết kế công cụ khảo sát (Phiếu phỏng vấn):

PHIẾU PHỎNG VẤN

- Bạn có đang sử dụng mạng xã hội không?

- Loại mạng xã hội bạn đang dùng là gì?

- Bạn dùng mạng xã hội nhiều nhất vào thời điểm nào trong ngày?

- Mỗi ngày bạn sử dụng mạng xã hội bao lâu?

- Bạn sử dụng mạng xã hội với mục đích gì?

- Mạng xã hội ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống của bạn như thế nào?

- Khi sử dụng mạng xã hội, em thường ứng xử như thế nào?

Hoạt động 3 trang 45 Hoạt động trải nghiệm 9: Xây dựng kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường.

- Trao đổi các vấn đề học đường hiện nay.

Gợi ý:

+ Vấn đề học đường đó là gì?

+ Biểu hiện của vấn đề học đường đó ra sao?

+ Ảnh hưởng của vấn đề đó đến học sinh như thế nào?

- Thảo luận để xây dựng kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường.

Gợi ý:

HĐTN 9 Truyền thông về những vấn đề học đường | Cánh diều | Giải Hoạt động trải nghiệm 9

Trả lời:

- Các vấn đề học đường hiện nay gồm:

+ Bạo lực học đường

+ Tình yêu tuổi học trò

+ Gian lận thi cử

+ Nghiện game

+ Nghiện mạng xã hội

- Nội dung bàn luận:

+ Vấn đề học đường đó là gì?

+ Biểu hiện của vấn đề học đường đó ra sao?

+ Ảnh hưởng của vấn đề đó đến học sinh như thế nào?

- Xây dựng kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường:

Kế hoạch truyền thông

VĂN HOÁ GIAO THÔNG – HẠNH PHÚC CỦA MỌI NHÀ

Mục tiêu: Nâng cao nhận thức cho cộng đồng về vấn đề văn hoá giao thông của người dân hiện nay.

Đối tượng: Người dân trong thôn

Thời gian, địa điểm: Chủ nhật, tại nhà văn hóa thôn

Nội dung truyền thông:

+ Thực trạng tham gia giao thông đường bộ hiện nay cảu người dân.

+ Những tác hại của việc không thực hiện nghiêm túc Luật giao thông đường bộ.

+ Những biện pháp thực hiện để nâng cao văn hoá giao thông cho người dân.

Thông điệp truyền tải: Học sinh tích cực thực hiện Văn hoá giao thông; Trẻ em phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; Đội mũ cho con - trọn tình cha mẹ; Đảm bảo an toàn giao thông - trách nhiệm của mỗi người; Không điều khiển xe gắn máy khi không có giấy phép lái xe; Tuổi trẻ xung kích tình nguyện giữ gìn trật tự ATGT; An toàn giao thông cho bạn, cho tôi và cho cả cộng đồng; Hãy mặc áo phao khi tham gia giao thông đường thủy; Bảo vệ an toàn giao thông đường sắt; Đã uống rượu,bia không lái xe...

Kênh truyền thông: Truyền thông trực tiếp tại cộng đồng

Phương tiện, thiết bị truyền thông:

+ Tờ rơi, đoạn phim ngắn

+ Loa phát thanh.

Phân công công việc:

+ Nhóm chuẩn bị nội dung truyền thông.

+ Nhóm chuẩn bị phương tiện, làm đoạn phim ngắn, tờ rơi.

+ Nhóm liên hệ với các cá nhân, tổ chức trong cộng đồng để phối hợp thực hiện truyền thông.

Hoạt động 4 trang 47 Hoạt động trải nghiệm 9: Thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường

- Triển khai thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường và báo cáo kết quả.

- Chia sẻ cảm xúc và bài học mà em có được sau khi thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường.

Trả lời:

- Từ kế hoạch truyền thông ở hoạt động 3, học sinh triển khai thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường và báo cáo lại kết quả.

- Chia sẻ cảm xúc và bài học mà em có được:

+ Cảm xúc: vui vẻ, tự hào vì thực hiện được những hoạt động truyền thông cộng đồng có ích.

+ Bài học rút ra: Bài học về tư duy làm việc nhóm.

* Thông điệp:

- Thực hiện được đề tài khảo sát sẽ giúp các em bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu khoa học và hình thành những kĩ năng nghiên cứu cơ bản.

- Nhận biết được các vấn đề học đường và thực hiện được kế hoạch truyền thông trong cộng đồng sẽ thu hút sự quan tâm của cộng đồng để cùng giải quyết vấn đề đó.

* Đánh giá cuối chủ đề (trang 48 Hoạt động trải nghiệm 9)

HĐTN 9 Truyền thông về những vấn đề học đường | Cánh diều | Giải Hoạt động trải nghiệm 9

Trả lời:

Em tự đánh giá mức độ tham gia các hoạt động và kết quả thực hiện nhiệm vụ theo các thang: rất tích cực – tích cực – chưa tích cực và hoàn thành tốt – hoàn thành – cần cố gắng.

Xem thêm lời giải bài tập Hoạt động trải nghiệm lớp 9 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: