Khoa học tự nhiên lớp 6 Phần 4: Năng lượng và sự biến đổi - Cánh diều
Khoa học tự nhiên lớp 6 Phần 4: Năng lượng và sự biến đổi - Cánh diều
Loạt bài Giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Phần 4: Năng lượng và sự biến đổi - Cánh diều hay, chi tiết được biên soạn bám sát chương trình sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 giúp bạn dễ dàng làm bài tập về nhà và học tốt hơn môn Khoa học tự nhiên 6.
Chủ đề 9: Lực
Chủ đề 10: Năng lượng
Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 26: Lực và tác dụng của lực
Câu hỏi trang 137 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều: Quan sát hình 26.1 và cho biết ai đang đẩy, ai đang kéo?
Trả lời:
- Hình 26.1 a: Người công nhân đang kéo hàng
- Hình 26.1 b: Người công nhân đang đẩy hàng
Câu hỏi trang 137 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều: Hãy tìm một số ví dụ về sự đẩy và sự kéo trong thực tế?
Trả lời:
- Ví dụ về sự đẩy:
+ Bố em đang đẩy xe lên trên nhà
+ Người ta đang đẩy cái tủ từ nơi này sang nơi khác
- Ví dụ về sự kéo:
+ Bố em đang kéo gàu nước từ dưới giếng lên.
+ Người công nhân kéo thùng hàng
Câu hỏi trang 138 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều: Hãy nêu ví dụ về lực tác dụng lên vật
- làm thay đổi tốc độ của vật.
- làm thay đổi hướng chuyển động của vật.
- làm vật biến dạng.
- làm thay đổi tốc độ của vật và làm vật biến dạng.
- Ví dụ về lực tác dụng lên vật làm thay đổi tốc độ của vật:
+ Lực do tay bóp phanh làm xe đạp đang chuyển động phải dừng lại.
+ Lực do tay búng vào hòn bi làm hòn bi đang đứng yên lăn trên sàn nhà.
- Ví dụ về lực tác dụng lên vật làm thay đổi hướng chuyển động của vật:
+ Lực từ bức tưởng làm thay đổi hướng chuyển động của quả bóng
+ Lưc từ chân cầu thủ tác dụng vào quả bóng đang chuyển động làm thay đổi hướng bay của nó.
- Ví dụ về lực tác dụng lên vật làm vật biến dạng:
+ Lực bóp của tay làm quả bóng thổi bị méo.
+ Lực kéo của tay tác dụng vào lò xo làm nó bị dài ra.
- Ví dụ về lực tác dụng lên vật làm thay đổi tốc độ của vật và làm vật biến dạng:
+ Lực do chân cầu thủ tác dụng vào quả bóng đang nằm yên làm quả bóng vừa chuyển động vừa bị biến dạng.
+ Lực do vợt tác dụng vào quả bóng ten – nit làm quả bóng vừa chuyển động vừa bị biến dạng.
Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 27: Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
Câu hỏi trang 140 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều: Treo một vật nhỏ bằng sắt vào giá đỡ như hình 27.1 a.
a. Dùng tay kéo nhẹ vật để dày treo lệch khỏi phương thẳng đứng như hình 27.1 b. Buông tay cho vật trở lại đứng yên như cũ.
b. Đưa từ từ một thanh nam châm lại gần vật sao cho dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng như hình 27.1 c.
Để làm cho dây treo vật lệch khỏi phương thẳng đứng có nhất thiết phải chạm thanh nam châm vào vật không?
Trả lời:
Để làm cho dây treo vật lệch khỏi phương thẳng đứng không nhất thiết phải chạm thanh nam châm vào vật, vì:
Thanh nam châm có thể hút các vật bằng sắt khi lại gần và làm vật đó lệch khỏi phương thẳng đứng.
Câu hỏi trang 141 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều: Hãy nêu các ví dụ khác về lực tiếp xúc mà em biết?
Trả lời:
- Lực tiếp xúc do búa tác dụng vào đinh, làm đinh ngập sâu vào tường.
- Lực do chân đè vào quả bóng, làm nó bị biến dạng
Câu hỏi trang 141 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Cánh diều: Hãy nêu các ví dụ về lực không tiếp xúc mà em biết?
Trả lời:
- Lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả táo, khi quả táo rơi khỏi cây sẽ rơi về phía Trái Đất.
- Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng:
..............................
..............................
..............................