Thí nghiệm mô tả ở Hình 42.2 giúp chúng ta khám phá đặc điểm dãn ra
Khoa học tự nhiên lớp 6 Bài 42: Biến dạng của lò xo
Hoạt động 1 trang 152 Bài 42 Khoa học tự nhiên lớp 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống: Thí nghiệm mô tả ở Hình 42.2 giúp chúng ta khám phá đặc điểm dãn ra của lò xo khi bị biến dạng.
- Dụng cụ: giá đỡ thí nghiệm, thước thẳng, lò xo xoắn, các quả nặng giống nhau, giá đỡ quả nặng.
- Bố trí thí nghiệm như Hình 42.2.
- Tiến hành thí nghiệm
+ Treo lò xo thẳng đứng trên giá thí nghiệm.
+ Đo độ dài ban đầu l0 là của lò xo
+ Đo độ dài l của lò xo khi treo vật nặng
+ Xác định độ dãn của lò xo (còn gọi là độ biến dạng của lò xo):
Δl = l - l0
- Tìm hiểu mối liên hệ giữa độ dãn Δl của lò xo và khối lượng m của vật nặng treo vào lò xo. Làm việc theo nhóm để:
+ Dự đoán về mối liên hệ giữa Δl và m. Cụ thể là nếu tăng m lên 2, 3, 4,... lần thì Δl thay đổi như thế nào.
+ Kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm.
- Rút ra kết luận.
Mẫu ghi kết quả đo:
Lời giải:
Tùy thí nghiệm ở mỗi học sinh.
Ví dụ:
Số vật treo vào lò xo |
Tổng khối lượng vật treo (g) |
Chiều dài ban đầu của lò xo (mm) |
Chiều dài của lò xo khi bị dãn (mm) |
Độ dãn của lò xo (mm)
|
1 |
m1 = 5 g |
l0 = 4mm |
l1 = 7mm |
Δl1 = l1 - l0 = 3mm |
2 |
m2 = 10 g |
l0 = 4mm |
l2 = 10mm |
Δl2 = l2 - l0 = 6mm |
3 |
m3 = 15 g |
l0 = 4mm |
l3 = 13mm |
Δl3 = l3 - l0 = 9mm |
- Dự đoán về mối liên hệ giữa Δl và m: Khi m tăng lên 2, 3 lần thì Δl cũng tăng lên 2, 3 lần.
=> Khi kiểm tra dự đoán bằng thí nghiệm, em thấy dự đoán đúng.
=> Rút ra kết luận: Độ dãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng vật treo.