Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 163 Chân trời sáng tạo
Với lời giải KHTN 7 trang 163 trong Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật Khoa học tự nhiên 7 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 7 trang 163.
Giải Khoa học tự nhiên 7 trang 163 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi thảo luận 12 trang 163 Khoa học tự nhiên 7: Quan sát Hình 35.14, hãy chỉ ra giai đoạn muỗi gây hại cho con nguời.
Trả lời:
Giai đoạn muỗi gây hại cho con người (hút máu) là giai đoạn muỗi trưởng thành. Ở giai đoạn này, muỗi có thể là vật trung gian truyền một số bệnh gây nguy hiểm cho con người như sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da, viêm não,…
Câu hỏi thảo luận 13 trang 163 Khoa học tự nhiên 7: Trong Hình 35.15, giai đoạn nào trong vòng đời của bướm có khả năng phá hoại mùa màng?
Trả lời:
Giai đoạn trong vòng đời của bướm có khả năng phá hoại mùa màng là giai đoạn sâu bướm. Ở giai đoạn này, sâu bướm sử dụng thức ăn chủ yếu là lá, hoa và gần như là ăn liên tục, gây những tổn hại nặng nề cho cây trồng.
Luyện tập trang 163 Khoa học tự nhiên 7: Hai bạn lớp em đang tranh luận về cách diệt trừ muỗi. Bạn thứ nhất cho rằng chỉ nên diệt muỗi trưởng thành vì chỉ ở giai đoạn này chúng mới gây hại. Còn bạn thứ hai cho rằng nên diệt chúng cả ở các giai đoạn khác. Hãy cho biết ý kiến của em về vấn đề này.
Trả lời:
- Nên tiêu diệt muỗi ở tất cả các giai đoạn để nâng cao hiệu quả diệt trừ loại côn trùng này.
- Vì: Mặc dù chỉ giai đoạn muỗi trưởng thành mới gây hại cho con người nhưng muỗi trưởng thành có khả năng di chuyển rất nhanh nên khó tiêu diệt hơn ở các giai đoạn như trứng, ấu trùng, nhộng.
Vận dụng trang 163 Khoa học tự nhiên 7: • Vì sao khi nuôi cá trong bể kính, mỗi khi thay nước mới thì người ta thường chỉ thay khoảng 2/3 lượng nước, giữ lại 1/3 lượng nước cũ trong bể?
• Để tăng năng suất cho cây thanh long, người ta thường thắp đèn chiếu sáng cho cây vào ban đêm, em hãy cho biết cơ sở khoa học của việc làm này là gì?
Trả lời:
• Khi nuôi cá trong bể kính, mỗi khi thay nước mới thì người ta thường chỉ thay khoảng 2/3 lượng nước, giữ lại 1/3 lượng nước cũ trong bể nhằm giữ lại môi trường sống quen thuộc cho các sinh vật trong bể cá, đảm bảo sự thay đổi các nhân tố môi trường diễn ra từ từ, tránh hiện tượng sốc ở sinh vật do thay đổi môi trường đột ngột.
• Cơ sở khoa học của phương pháp thắp đèn chiếu sáng cho cây thanh long vào ban đêm để tăng năng suất: Thanh long là cây ra hoa trong điều kiện ngày dài (thời gian chiếu sáng dài). Người nông dân trồng thanh long thường xuyên thắp đèn vào ban đêm nhằm cung cấp đủ thời gian chiếu sáng cần thiết kích thích cho cây thanh long ra hoa, kết quả.
Bài 1 trang 163 Khoa học tự nhiên 7: Tằm là động vật biến nhiệt, thích nghi với điều kiện ánh sáng yếu, nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào môi trường. Khoảng nhiệt độ cực thuận cho sinh trưởng và phát triển của tằm là 24 – 26 oC, khoảng giới hạn nhiệt là 15 – 35 oC.
Hãy cho biết sự phụ thuộc sinh trưởng của tằm vào nhiệt độ.
Trả lời:
Sự phụ thuộc sinh trưởng của tằm vào nhiệt độ: Khoảng nhiệt độ tối ưu giúp tằm sinh trưởng tốt nhất là 24 – 26 oC, khoảng nhiệt độ để tằm sống sót là 15 – 35 oC, dưới 15 oC hoặc trên 35 oC tằm sẽ chết.
Bài 2 trang 163 Khoa học tự nhiên 7: Tằm là động vật biến nhiệt, thích nghi với điều kiện ánh sáng yếu, nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào môi trường. Khoảng nhiệt độ cực thuận cho sinh trưởng và phát triển của tằm là 24 – 26 oC, khoảng giới hạn nhiệt là 15 – 35 oC.
Cho biết giới hạn trên, giới hạn dưới về nhiệt độ của tằm.
Trả lời:
- Giới hạn trên về nhiệt độ của tằm là: 35 oC.
- Giới hạn dưới về nhiệt độ của tằm là: 15 oC.
Bài 3 trang 163 Khoa học tự nhiên 7: Tằm là động vật biến nhiệt, thích nghi với điều kiện ánh sáng yếu, nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào môi trường. Khoảng nhiệt độ cực thuận cho sinh trưởng và phát triển của tằm là 24 – 26 oC, khoảng giới hạn nhiệt là 15 – 35 oC.
Khi nuôi tằm, người ta thường để tằm trong chỗ tối và kín gió. Em hãy giải thích lí do vì sao.
Trả lời:
Khi nuôi tằm người ta thường để tằm trong chỗ tối và kín gió vì tằm là động vật biến nhiệt, thích nghi với điều kiện ánh sáng yếu.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 35: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sinh vật Chân trời sáng tạo hay khác: