X

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức

Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức Bài 1 (có đáp án): Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với 15 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 7 Bài 1: Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm KHTN 7.

Trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức Bài 1 (có đáp án): Phương pháp và kĩ năng học tập môn khoa học tự nhiên

Xem thử

Chỉ từ 100k mua trọn bộ trắc nghiệm KHTN 7 Kết nối tri thức (cả năm) có lời giải chi tiết, bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Câu 1. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là

A. hoạt động con người chủ động tìm tòi, khám phá ra tri thức khoa học.

B. tìm hiểu về thế giới con người, mối quan hệ của con người với môi trường.

C. cách thức tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, chứng minh được các vấn đề trong thực tiễn bằng các dẫn chứng khoa học.

D. cách thức tìm hiểu về thế giới tự nhiên và những ứng dụng khoa học tự nhiên trong cuộc sống thông qua các phương tiện truyền thông như sách, báo, internet,...

Câu 2.Bước làm nào sau đây không thuộc phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

A. Đề xuất vấn đề cần tìm hiểu.

B. Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề.

C. Lập kế hoạch sinh hoạt cá nhân.

D. Viết báo cáo. Thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu.

Câu 3. Nội dung thực hiện khi nghiên cứu sự hòa tan của một số chất rắn:

(a) Tìm hiểu khả năng hòa tan của muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột) trong nước.

(b) Dự đoán trong số các chất muối ăn, đường, đá vôi (dạng bột), chất nào tan, chất nào không tan trong nước?

(c) Thực hiện các bước thí nghiệm: rót vào cùng một thể tích nước (khoảng 5 mL) vào ba ống nghiệm. Thêm vào mỗi ống nghiệm khoảng 1 gam mỗi chất rắn và lắc đều khoảng 1 – 2 phút. Quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. So sánh và rút ra kết luận.

(d) Đề xuất thí nghiệm để kiểm tra dự đoán (chuẩn bị dụng cụ, hóa chất và các bước thí nghiệm).

(e) Viết báo cáo và trình bày quá trình thực nghiệm, thảo luận kết quả thí nhiệm.

Cách sắp xếp đúng theo các bước của phương pháp tìm hiểu tự nhiên là:

A. (a), (b), (d), (c), (e)

B. (a), (b), (c), (d), (e)

C. (b), (c), (a), (d), (e)

D. (b), (a), (d) (e), (c)

Câu 4. Trong các hiện tượng sau: lũ lụt, hạn hán, mưa acid, bão tuyết; hiện tượng có nguyên nhân chủ yếu do con người gây ra là

A. lũ lụt.

B. hạn hán.

C. mưa acid.

D. bão tuyết.

Câu 5. Rót vào hai ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 2 ml. Thêm vào ống nghiệm thứ nhất một ít muối ăn, ống nghiệm thứ hai một ít bột đá vôi sau đó lắc đều hai ống nghiệm trong vài phút. Sau khi lắc đều, ống nghiệm thứ nhất trở nên trong suốt còn ống nghiệm thứ hai có vẩn đục. Kết luận nào sau đây là kết luận đúng?

A. Muối ăn tan trong nước còn đá vôi không tan trong nước.

B. Muối ăn không tan trong nước còn đá vôi tan trong nước.

C. Khi thay muối ăn ở ống nghiệm thứ nhất bằng đường kính thì hiện tượng xảy ra sẽ khác.

D. Khi thay đá vôi ở ống nghiệm thứ hai bằng bột phấn thì hiện tượng xảy ra sẽ khác.

Câu 6. Người ta sử dụng kim loại đồng làm dây dẫn điện vì

A. đồng có khả năng dẫn điện tốt.

B. đồng có nhiệt độ nóng chảy cao.

C. đồng là kim loại nhẹ.

D. đồng có độ bền cao.

Câu 7. Thời tiết nồm ẩm vào cuối mùa xuân có bản chất là hiện tượng

A. ngưng tụ hơi nước.

B. bay hơi nước ở thể lỏng.

C. đông đặc nước ở thể lỏng.

D. nóng chảy nước ở thể rắn.

Câu 8. Vào mùa hè, thức ăn đã nấu chín dễ bị thiu, hỏng hơn mùa đông. Yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ thiu, hỏng của thức ăn là

A. nhiệt độ.

B. áp suất.

C. độ ẩm.

D. ánh sáng.

Câu 9. Hiện tượng nước biển dâng lên là hệ quả trực tiếp của hiện tượng

A. hiệu ứng nhà kính.

B. mưa axit.

C. ô nhiễm đại dương.

D. thủng tầng ozon.

Câu 10.Khi ước lượng thời gian chuyển động của vật lớn hơn 10s, cần lựa chọn thang đo nào của đồng hồ hiện số?

A. 9,999s – 0,0001s

B. 99s – 1s

C. 10s – 9s

D. 99,99s – 0,01s

Xem thử

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức có đáp án hay khác: