Giải Khoa học tự nhiên 8 trang 13 (Cánh diều)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải KHTN 8 trang 13 trong Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học môn Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 8 trang 13.
Giải KHTN 8 trang 13 Cánh diều
Luyện tập 1 trang 13 KHTN lớp 8: Trong các quá trình được mô tả ở hình 1.1, quá trình nào diễn ra sự biến đổi vật lí? Giải thích.
Trả lời:
Các quá trình vật lí trong hình 1.1 là:
a) Xé mẩu giấy vụn: Quá trình này là quá trình vật lí do chỉ có sự thay đổi kích thước, số lượng mầu giấy, không có sự tạo thành chất mới.
b) Hoà tan đường vào nước: Quá trình này là quá trình vật lí do có sự thay đổi trạng thái của đường (từ rắn sang lỏng), không có sự tạo thành chất mới.
c) Đinh sắt bị uốn cong: Quá trình này là quá trình vật lí do chỉ có sự thay đổi về hình dạng, không có sự tạo thành chất mới.
Vận dụng 1 trang 13 KHTN lớp 8: Kể thêm 2 – 3 hiện tượng xảy ra trong thực tế có sự biến đổi vật lí.
Trả lời:
Một số hiện tượng vật lí trong thực tế:
+ Khi nước được đưa vào ngăn làm đá của tủ lạnh, nước lỏng chuyển thành nước đá.
+ Thuỷ tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu.
+ Uốn cong thanh sắt.
Thực hành 2 trang 13 KHTN lớp 8:
Chuẩn bị
• Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, mẩu nam châm, thìa xúc hoá chất.
• Hoá chất: Bột sắt, bột lưu huỳnh.
Tiến hành
Bước 1: Trộn đều hỗn hợp bột sắt (Fe) với bột lưu huỳnh (S) theo tỉ lệ về khối lượng Fe : S khoảng 1,5 : 1 (hoặc theo thể tích là 1 : 3) cho vào hai ống nghiệm 1 và 2 (hình 1.2a).
Bước 2: Lấy ống nghiệm 2 đem hơ nóng, sau đó đun nóng tập trung vào đáy ống nghiệm cho đến khi thấy hỗn hợp nóng đỏ thì ngừng đun (hình 1.2b).
Bước 3: Đưa đồng thời hỗn hợp đã nguội (ống nghiệm 2) và ống nghiệm 1 lại gần mẩu nam châm (hình 1.2c).
• Mô tả hiện tượng khi đun nóng hỗn hợp ở bước 2.
• Ở bước 3, mẩu nam châm có bị hút vào đáy ống nghiệm 2 không? Giải thích.
Trả lời:
- Khi đun nóng hỗn hợp ở bước 2, hiện tượng: sắt tác dụng mạnh với lưu huỳnh hỗn hợp cháy nóng đỏ, phản ứng toả nhiều nhiệt.
- Ở bước 3, mẩu nam châm không bị hút vào đáy ống nghiệm 2. Do ở thí nghiệm này chất ban đầu đã bị biến đổi tạo thành chất khác, không còn những đặc tính như chất ban đầu.
Lời giải KHTN 8 Bài 1: Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học Cánh diều hay khác: