Giải Khoa học tự nhiên 8 trang 134 (Cánh diều)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải KHTN 8 trang 134 trong Bài 28: Hệ vận động ở người môn Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 8 trang 134.
Giải KHTN 8 trang 134 Cánh diều
Câu hỏi 5 trang 134 KHTN lớp 8: Quan sát hình 28.6 và dựa vào nguyên tắc đòn bẩy, cho biết cơ, xương, khớp phối hợp với nhau như thế nào khi ta nâng một quả tạ.
Trả lời:
Sự phối hợp của cơ, xương, khớp khi nâng một quả tạ: Xương cánh tay kết nối với xương trụ, xương quay ở cẳng tay thông qua khớp khuỷu tạo thành cấu trúc có dạng đòn bẩy, trong đó, khớp khuỷu đóng vai trò là điểm tựa. Khi thực hiện hoạt động, cơ nhị đầu cánh tay co tạo nên một lực hướng lên (ngược hướng với trọng lực của quả tạ qua điểm tựa là khớp khuỷu), giúp kéo xương quay nâng lên so với xương trụ. Đồng thời, cơ tam đầu cánh tay dãn giúp cố định khớp khuỷu. Nhờ đó, cánh tay co lên giúp quả tạ được nâng lên.
Luyện tập 2 trang 134 KHTN lớp 8: Khi ngửa đầu và kiễng chân, dựa vào nguyên tắc đòn bẩy:
a) Xác định điểm tựa, lực và trọng lực.
b) Nhận xét về vị trí của điểm tựa so với lực và trọng lực.
Trả lời:
a)
Hành động |
Điểm tựa |
Lực |
Trọng lực |
Khi ngửa đầu |
Đốt sống trên cùng |
Lực được sinh ra từ hệ thống cơ sau gáy bám vào sọ |
Trọng lực của phần đầu |
Khi kiễng chân |
Các khớp bàn – đốt ở bàn chân |
Lực được cơ sinh đôi cẳng chân và cơ dép đặt trên xương gót thông qua gân Achilles |
Trọng lực của cả cơ thể |
b) Nhận xét về vị trí của điểm tựa so với lực và trọng lực:
- Đối với hành động ngửa đầu, điểm tựa nằm trong khoảng giữa của lực và trọng lực.
- Đối với hành động kiễng chân, điểm tựa ở một đầu, trọng lực ở giữa và lực ở đầu còn lại.
Câu hỏi 6 trang 134 KHTN lớp 8: Quan sát hình 28.7 và cho biết tập thể dục, thể thao có ý nghĩa như thế nào đối với sức khỏe và hệ vận động. Giải thích.
Trả lời:
Tập thể dục, thể thao vừa sức và đều đặn giúp nâng cao sức khỏe nói chung và sức khỏe của hệ vận động nói riêng:
- Cơ tim và thành mạch khỏe hơn do việc luyện tập giúp tim đập nhanh hơn và máu chảy nhanh hơn khi vận động.
- Khớp chắc khỏe hơn do việc luyện tập giúp màng hoạt dịch tiết chất nhờn đầy đủ, dây chằng vững chắc và dẻo dai hơn.
- Tăng khối lượng và kích thước xương do việc luyện tập giúp kích thích các tế bào tạo xương, sụn ở đầu xương.
- Tăng sức bền của cơ và tăng khối lượng cơ do việc luyện tập giúp kích thích tạo tế bào cơ, tăng hấp thu glucose và sử dụng O2, tăng lưu lượng máu đến cơ.
- Duy trì cân nặng hợp lí do việc luyện tập giúp tăng phân giải lipid.
- Tăng sức khỏe hệ hô hấp do việc luyện tập giúp tăng thể tích khí O2 khuếch tán vào máu và tăng tốc độ vận động của các cơ hô hấp.
- Hệ thần kinh khỏe mạnh do việc luyện tập giúp tăng lưu lượng máu lên não.
Vận dụng trang 134 KHTN lớp 8: Lập kế hoạch luyện tập một môn thể dục, thể thao cho bản thân nhằm nâng cao thể lực và có thể hình cân đối.
Trả lời:
Ngày |
Buổi sáng |
Buổi chiều tối |
1 - 2 |
- Khởi động 7 – 10 phút. - Nhảy dây trong vòng 10 – 15 phút: Nhảy 2 chân chạm đất với tốc độ chậm rãi khoảng 60 lần/ phút. Tập khoảng 3 phút nghỉ một lần. - Thả lỏng. |
- Khởi động 7 – 10 phút. - Nhảy dây trong vòng 10 – 15 phút: Nhảy 2 chân chạm đất với tốc độ chậm rãi khoảng 60 lần/ phút. Tập khoảng 3 phút nghỉ một lần. - Thả lỏng. |
3 - 4 |
- Khởi động 7 – 10 phút. - Nhảy dây trong vòng 10 – 15 phút: Nhảy 2 chân chạm đất với tốc độ nhanh hơn. Tập khoảng 3 phút nghỉ một lần. - Thả lỏng. |
- Khởi động 7 – 10 phút. - Nhảy dây trong vòng 10 – 15 phút: Nhảy 2 chân chạm đất với tốc độ nhanh hơn. Tập khoảng 3 phút nghỉ một lần. - Thả lỏng. |
5 trở đi |
- Khởi động 7 – 10 phút. - Nhảy dây trong vòng 10 – 15 phút: Kết hợp nhảy theo 2 kiểu trước và áp dụng nhảy dây bằng một chân, cố gắng tăng dần tốc độ nhảy. Tập khoảng 3 phút nghỉ một lần. - Thả lỏng. |
- Khởi động 7 – 10 phút. - Nhảy dây trong vòng 10 – 15 phút: Kết hợp nhảy theo 2 kiểu trước và áp dụng nhảy dây bằng một chân, cố gắng tăng dần tốc độ nhảy. Tập khoảng 3 phút nghỉ một lần. - Thả lỏng |
Lời giải KHTN 8 Bài 28: Hệ vận động ở người Cánh diều hay khác: