X

Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều

Giải Khoa học tự nhiên 8 trang 36 (Cánh diều)


Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải KHTN 8 trang 36 trong Bài 6: Nồng độ dung dịch môn Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 8 trang 36.

Giải KHTN 8 trang 36 Cánh diều

Mở đầu trang 36 Bài 6 KHTN lớp 8: Khi hoà chất rắn vào nước, có chất tan nhiều, có chất tan ít, có chất không tan trong nước. Làm thế nào để so sánh khả năng hoà tan trong nước của các chất và xác định khối lượng chất tan có trong một dung dịch?

Trả lời:

- Để so sánh khả năng hoà tan trong nước của các chất ta dựa vào độ tan của từng chất trong nước.

- Để xác định khối lượng chất tan trong một dung dịch có nhiều cách, như:

+ Dựa vào khối lượng dung dịch và khối lượng dung môi: mct=mddmdm

+ Dựa vào nồng độ phần trăm và khối lượng dung dịch:

mct=C%.mdd100

+ Dựa vào nồng độ mol, thể tích dung dịch và khối lượng mol chất tan.

n=CMV(mol);m=n.M(gam).

Câu hỏi 1 trang 36 KHTN lớp 8: Dung dịch bão hoà là gì?

Trả lời:

Dung dịch không thể hoà tan thêm chất tan được nữa gọi là dung dịch bão hoà.

Câu hỏi 2 trang 36 KHTN lớp 8: Tính khối lượng sodium chloride cần hoà tan trong 200 gam nước ở 20 oC để thu được dung dịch sodium chloride bão hoà.

Trả lời:

Độ tan của muối ăn là 35,9 gam trong 100 gam nước ở 20 oC.

Khối lượng sodium chloride cần là:

                        S=mct×100mH2Omct=S×mH2O100=35,9×200100=71,8(gam).

Lời giải KHTN 8 Bài 6: Nồng độ dung dịch Cánh diều hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều hay, chi tiết khác: