X

Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Giải Khoa học tự nhiên 8 trang 147 Chân trời sáng tạo


Với lời giải KHTN 8 trang 147 trong Bài 33: Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm môn Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 8 trang 147.

Giải KHTN 8 trang 147 Chân trời sáng tạo

Luyện tập trang 148 KHTN lớp 8: Xác định thành phần, cách sử dụng, ngày sản xuất, hạn sử dụng,… của một số sản phẩm đóng gói, đồ hộp ở gia đình em.

Trả lời:

* Gợi ý:

Tên

sản phẩm

Thành phần

Cách

sử dụng

Ngày

sản xuất

Hạn

sử dụng

Bánh chocopie

Bột mì, đường, mạch nha glucose, chất béo thực vật, bột cacao, sữa bột nguyên kem, trứng,…

 

Dùng ăn liền.

Không dùng cho người dị ứng với sữa, lúa mì, trứng và đậu nành.

20/03/2023

12 tháng kể từ ngày sản xuất

Bim bim Lays

Khoai tây, dầu thực vật, bột gia vị khoai tây, bột sữa whey, …

Dùng ăn liền, không cần qua chế biến, xử lí thêm.

15/02/2023

6 tháng kể từ ngày sản xuất

Hộp cá nục

sốt cà

Cá nục, sốt cà, nước, muối, chất điều vị.

Dùng ngay hoặc chế biến thành món ăn khác.

11/1/2023

3 năm kể từ ngày sản xuất

Câu hỏi thảo luận 7 trang 147 KHTN lớp 8: Kể tên một số cách bảo quản thực phẩm không đúng làm cho thực phẩm bị hỏng

Trả lời:

Một số cách bảo quản thực phẩm không đúng làm cho thực phẩm bị hỏng:

- Để các loại thực phẩm như rau, quả tươi ngoài môi trường hoặc không nhặt bỏ quả, rau bị thối hỏng trước khi đem bỏ vào tủ lạnh.

- Để lẫn thực phẩm ăn sống với thực phẩm nấu chín.

- Không để thực phẩm vào hộp/ túi kín trước khi cho vào tủ lạnh.

- Sử dụng nhiệt độ bảo quản không phù hợp với loại thực phẩm.

Câu hỏi thảo luận 8 trang 147 KHTN lớp 8: Kể tên một số loại thực phẩm và cách bảo quản mà gia đình em đã thực hiện

Trả lời:

Một số loại thực phẩm và cách bảo quản mà gia đình em đã thực hiện như:

- Rau, củ: Loại bỏ thành phần bị hỏng, héo, dập úng; chia lượng rau củ vào túi zip hoặc hộp và đặt vào ngăn mát của tủ lạnh.

- Thịt lợn, thịt gà: Sơ chế thực phẩm và chia thịt vào túi zip hoặc hộp; cho thực phẩm vào ngăn mát hoặc ngăn đá của tủ lạnh.

- Ngô, lạc, vừng: Phơi khô hoặc sấy khô; cho vào hộp để ở nơi thoáng mát.

Câu hỏi thảo luận 9 trang 147 KHTN lớp 8: Cho biết một số triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc thực phẩm

Trả lời:

Một số triệu chứng thường gặp khi bị ngộ độc thực phẩm như: rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa; khó thở, da tím tái; rối loạn thần kinh gây đau đầu, chóng mặt, hôn mê, tê liệt các chi;…

Câu hỏi thảo luận 10 trang 147 KHTN lớp 8: Trước khi sử dụng thức ăn, em nên làm gì để hạn chế ngộ độc thực phẩm?

Trả lời:

Để hạn chế ngộ độc thực phẩm, trước khi sử dụng thức ăn cần:

- Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc rõ ràng, còn hạn sử dụng.

- Chế biến thực phẩm đúng cách, phù hợp với từng loại thực phẩm.

- Áp dụng các biện pháp bảo quản phù hợp với từng loại thực phẩm.

- Giữ vệ sinh ăn uống.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 33: Dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: