X

Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Giải Khoa học tự nhiên 8 trang 174 Chân trời sáng tạo


Với lời giải KHTN 8 trang 174 trong Bài 40: Điều hoà môi trường trong cơ thể môn Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 8 trang 174.

Giải KHTN 8 trang 174 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi thảo luận 4 trang 174 KHTN lớp 8: Người ta thường đo nồng độ đường trong máu vào những thời điểm nào? Tại sao phải thực hiện xét nghiệm lượng đường trong máu vào nhiều thời điểm khác nhau?

Trả lời:

- Người ta thường đo nồng độ đường trong máu vào các thời điểm sau:

+ Đo vào sáng sớm, lúc cơ thể đói và chưa ăn, uống (kể cả hút thuốc lá).

+ Đo sau khi ăn sáng, trưa, chiều khoảng 1 – 2h.

+ Đo vào thời điểm ngẫu nhiên trong ngày.

+ Thời điểm khám sức khỏe định kì hoặc nghi ngờ mắc đái tháo đường.

- Phải thực hiện xét nghiệm lượng đường trong máu vào nhiều thời điểm khác nhau vì lượng đường huyết có thể thay đổi, nó chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như chế độ ăn uống, giờ giấc sinh hoạt. Do đó, cần xét nghiệm vào nhiều thời điểm để bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác mức độ mắc bệnh tiểu đường và xác định liệu trình điều trị phù hợp.

Câu hỏi thảo luận 5 trang 174 KHTN lớp 8: Dựa vào thông tin trong Bảng 40.1, cho biết khi nào thì một người bị bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ bị bệnh tiểu đường.

Dựa vào thông tin trong Bảng 40.1, cho biết khi nào thì một người bị bệnh

Trả lời:

Một người bị bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ bị bệnh tiểu đường khi chỉ số đo nồng độ đường trong máu lúc đói, chưa ăn uống gì (kể cả hút thuốc lá) lớn hơn hoặc bằng 6,5%; hoặc chỉ số đo tại thời điểm bất kì lớn hơn 11,1%.

Luyện tập trang 174 KHTN lớp 8: Giải thích tại sao đối với người bình thường, khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu vẫn ổn định.

Trả lời:

Đối với người bình thường, khi ăn nhiều đường, lượng đường trong máu vẫn ổn định vì cơ thể có cơ chế điều hòa hàm lượng  đường glucose trong máu; hàm lượng này được duy trì ổn định chủ yếu nhờ hoạt động của gan. Khi nồng độ glucose trong máu cao, tuyến tụy tăng tiết insulin, làm các tế bào cơ thể tăng nhận glucose, gan tăng nhận và chuyển glucose thành dạng glycogen dự trữ, dẫn đến nồng độ glucose trong máu giảm xuống trở về mức bình thường.

Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 40: Điều hoà môi trường trong cơ thể hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: