Giải Khoa học tự nhiên 8 trang 178 Chân trời sáng tạo
Với lời giải KHTN 8 trang 178 trong Bài 41: Hệ thần kinh và các giác quan ở người môn Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 8 trang 178.
Giải KHTN 8 trang 178 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi thảo luận 5 trang 178 KHTN lớp 8: Quan sát Hình 41.3, hãy kể tên các bộ phận cấu tạo trong của cầu mắt.
Trả lời:
Các bộ phận cấu tạo trong của cầu mắt gồm: màng giác, thủy dịch, lỗ đồng tử, thủy tinh thể, dịch thủy tinh, võng mạc, điểm vàng, điểm mù, dây thần kinh thị giác.
Trả lời:
Quá trình thu nhận ánh sáng diễn ra ở mắt: Ánh sáng đi từ vật qua màng giác, thủy dịch, đồng tử, thủy tinh thể và hội tụ ở võng mạc (màng lưới), tác động lên tế bào thụ cảm ánh sáng, gây hưng phấn cho các tế bào này. Xung thần kinh từ tế bào thụ cảm ánh sáng theo dây thần kinh thị giác lên trung khu thị giác tới não và cho ta cảm nhận về hình dạng, độ lớn, màu sắc của vật.
Câu hỏi thảo luận 7 trang 178 KHTN lớp 8: Quan sát Hình 41.5 và Bảng 41.1, hãy:
- Kể tên một số tật khúc xạ ở mắt. Cho biết sự khác nhau giữa các tật đó.
- Nêu một số thói quen không tốt trong trường học có thể gây ra tật cận thị.
Trả lời:
- Một số tật khúc xạ ở mắt gồm: tật cận thị, viễn thị và loạn thị. Sự khác nhau giữa các tật đó:
Tiêu chí |
Cận thị |
Viễn thị |
Loạn thị |
Nguyên nhân |
Cầu mắt dài hoặc thủy tinh thể quá phồng (do không giữ đúng khoáng cách khi đọc, viết,…). |
Cầu mắt ngắn hoặc ở người già thủy tinh thể bị lão hóa, mất tính đàn hồi không phồng được. |
Do giác mạc bị biến dạng không đều. |
Biểu hiện |
Ảnh của vật thường ở phía trước màng lưới → Mắt chỉ nhìn rõ các vật ở gần. |
Ảnh của vật thường nằm ở phía sau màng lưới → Mắt chỉ nhìn rõ các vật ở xa. |
Ảnh của vật không thể hội tụ ở màng lưới, hội tụ ở nhiều điểm → Mắt nhìn vật bị mờ, nhòe hoặc bị bóp méo. |
Cách khắc phục |
Đeo kính cận (kính phân kì, kính lõm 2 mặt). |
Đeo kính lão (kính hội tụ). |
Đeo kính thuốc. |
- Một số thói quen không tốt trong trường học có thể gây ra tật cận thị:
+ Không giữ đúng khoảng cách khi đọc, viết,…
+ Học tập trong môi trường ánh sáng yếu.
+ Thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử (ti vi, máy tính) trong thời gian dài, xem với khoảng cách quá gần.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 41: Hệ thần kinh và các giác quan ở người hay khác: