Giải Khoa học tự nhiên 8 trang 215 Chân trời sáng tạo
Với lời giải KHTN 8 trang 215 trong Bài 50: Cân bằng tự nhiên môn Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 8 trang 215.
Giải KHTN 8 trang 215 Chân trời sáng tạo
Mở đầu trang 215 Bài 50 KHTN lớp 8: Vào cuối năm 2020, sự bùng phát của dịch châu chấu sa mạc ở các tỉnh phía bắc Việt Nam đã tàn phá hàng trăm nghìn ha cây nông nghiệp. Nếu sự phát triển quá mức của loài châu chấu sa mạc này không được kiểm soát có thể gây nên những hậu quả gì? Có những biện pháp nào được áp dụng để khắc phục dịch châu chấu?
Trả lời:
- Nếu sự phát triển quá mức của loài châu chấu sa mạc này không được kiểm soát có thể gây nên các hậu quả như: Châu chấu tàn phá các loại cây trồng, cây lương thực dẫn đến phá hủy thảm thực vật. Khi thảm thực vật bị phá hủy, cân bằng sinh học trong hệ sinh thái sẽ bị phá hủy đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của nhiều loài sinh vật khác, đồng thời, đe dọa an ninh lương thực và thiệt hại kinh tế nặng nề cho người nông dân.
- Các biện pháp được áp dụng để khắc phục dịch châu chấu:
+ Biện pháp thủ công: Dùng vợt bắt, đập châu chấu bằng các cành cây;…
+ Biện pháp sinh học: Dùng thuốc trừ sâu thảo mộc có khả năng trừ châu châu hoặc gây chán ăn, xua đuổi, ngăn cản châu chấu đẻ trứng, lột xác và giảm khả năng sinh sản; sử dụng các loài thiên địch;…
+ Biện pháp hóa học: Phun thuốc hóa học bao vây bằng máy bay ở các khu vực xa dân cư, chuồng trại, nguồn nước. Những diện tích còn lại huy động nhân lực, dùng máy để phun thuốc hóa học.
Câu hỏi thảo luận 1 trang 215 KHTN lớp 8: Quan sát Hình 50.1, hãy cho biết:
a) Nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên.
b) Cơ chế để duy trì trạng thái cân bằng tự nhiên trong quần thể, quần xã.
Trả lời:
a) Nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên:
- Do điều kiện môi trường bất lợi, dịch bệnh, ô nhiễm,…; tác động tiêu cực của con người; sinh vật không có hoặc ít khả năng thích nghi, cạnh tranh, lẩn trốn, tìm kiếm thức ăn, di cư;… → Làm suy giảm quá mức số lượng cá thể.
- Do điều kiện môi trường thuận lợi, thức ăn dồi dào; tác động tích cực của con người; sinh vật có khả năng thích nghi, cạnh tranh, lẩn trốn, tìm kiếm thức ăn, di cư,… → Làm gia tăng quá mức số lượng cá thể.
b) Cơ chế để duy trì trạng thái cân bằng tự nhiên trong quần thể, quần xã:
- Cơ chế để duy trì trạng thái cân bằng tự nhiên trong quần thể: Số lượng cá thể của quần thể được điều chỉnh về mức ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường nhờ khả năng tự điều chỉnh mật độ của quần thể thông qua mức sinh sản, mức tử vong, mức nhập cư và mức xuất cư.
- Cơ chế để duy trì trạng thái cân bằng tự nhiên trong quần xã: Số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã được khống chế ở mức nhất định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường nhờ hiện tượng khống chế sinh học.
Lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 50: Cân bằng tự nhiên hay khác: