X

Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Giải Khoa học tự nhiên 8 trang 40 Chân trời sáng tạo


Với lời giải KHTN 8 trang 40 trong Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác môn Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 8 trang 40.

Giải KHTN 8 trang 40 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi thảo luận 3 trang 40 Khoa học tự nhiên 8: Ống nghiệm nào có hiện tượng sủi bọt khí nhanh hơn? Giải thích.

Ống nghiệm nào có hiện tượng sủi bọt khí nhanh hơn? Giải thích

Trả lời:

Ống nghiệm (2) có hiện tượng sủi bọt khí nhanh hơn, do nồng độ H2SO4 ở ống nghiệm (2) là 2M cao hơn nồng độ H2SO4 ở ống nghiệm (1) là 0,1M.

Câu hỏi thảo luận 4 trang 40 Khoa học tự nhiên 8: Vì sao nồng độ chất phản ứng càng lớn thì tốc độ phản ứng càng tăng?

Trả lời:

Nồng độ chất phản ứng càng lớn thì tốc độ phản ứng càng tăng. Do nồng độ các chất phản ứng tăng làm tăng số va chạm có hiệu quả nên tốc độ phản ứng tăng.

Vận dụng trang 40 Khoa học tự nhiên 8: Giải thích tại sao khi nhóm bếp lửa, ta quạt càng mạnh thì lửa cháy càng to?

Trả lời:

Quạt càng mạnh càng làm tăng nồng độ oxygen không khí do đó lửa cháy càng to.

Câu hỏi thảo luận 5 trang 40 Khoa học tự nhiên 8: Tốc độ khí thoát ra ở hai ống nghiệm có giống nhau không? Giải thích

Tốc độ khí thoát ra ở hai ống nghiệm có giống nhau không? Giải thích

Trả lời:

Tốc độ thoát khí ở hai ống nghiệm là khác nhau. Cụ thể ống nghiệm (1) được đun nóng khí thoát ra nhanh và mạnh hơn, do tốc độ phản ứng lớn hơn.

Câu hỏi thảo luận 6 trang 40 Khoa học tự nhiên 8: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?

Trả lời:

Nhiệt độ tăng sẽ làm cho các nguyên tử hay phân tử chất chuyển động nhanh hơn, gia tăng sự va chạm, tốc độ phản ứng tăng.

Luyện tập trang 40 Khoa học tự nhiên 8: Theo em, viên thuốc sủi sẽ tan nhanh hơn trong cốc nước nóng hay nước lạnh. Giải thích.

Trả lời:

Theo em, viên thuốc sủi sẽ tan nhanh hơn trong cốc nước nóng. Do nhiệt độ tăng sẽ làm cho các nguyên tử hay phân tử chất chuyển động nhanh hơn, gia tăng sự va chạm, tốc độ phản ứng tăng.

Lời giải bài tập KHTN 8 Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: