X

Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Giải Khoa học tự nhiên 8 trang 50 Chân trời sáng tạo


Với lời giải KHTN 8 trang 50 trong Bài 10: Base môn Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 8 trang 50.

Giải KHTN 8 trang 50 Chân trời sáng tạo

Mở đầu trang 50 Khoa học tự nhiên 8: Khi nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch acid, quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Ngược lại, khi nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch base, quỳ tím chuyển sang màu xanh. Base là gì? Base có những tính chất nào? Có mấy loại base?

Trả lời:

- Base là hợp chất mà phân tử có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hydroxide (OH-). Khi tan trong nước, phân tử base sẽ tạo ra ion OH-.

- Tính chất hoá học của base:

+ Dung dịch base làm đổi màu quỳ tím thành màu xanh và làm dung dịch phenolphthalein không màu thành màu hồng.

+ Base tác dụng với một số acid tạo thành muối và nước.

- Dựa vào tính tan trong nước base được chia làm 2 loại:

+ Base tan tốt trong nước được gọi là kiềm.

+ Base không tan trong nước.

Câu hỏi thảo luận 1 trang 50 Khoa học tự nhiên 8: Thành phần phân tử của base có đặc điểm gì chung?

Trả lời:

Thành phần phân tử của base có nhóm (OH-).

Câu hỏi thảo luận 2 trang 50 Khoa học tự nhiên 8: Hãy cho biết mối quan hệ giữa số nhóm OH và hoá trị của kim loại trong phân tử base.

Trả lời:

Số nhóm OH bằng hoá trị của kim loại trong phân tử base.

Câu hỏi thảo luận 3 trang 50 Khoa học tự nhiên 8: Trường hợp nào base được gọi là kiềm?

Trả lời:

Base tan được gọi là kiềm.

Luyện tập trang 50 Khoa học tự nhiên 8: Viết công thức chung của base chứa kim loại M hoá trị n.

Trả lời:

Công thức chung: M(OH)n.

Lời giải bài tập KHTN 8 Bài 10: Base hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: