X

Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Giải Khoa học tự nhiên 8 trang 71 Chân trời sáng tạo


Với lời giải KHTN 8 trang 71 trong Bài 14: Phân bón hoá học môn Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 8 trang 71.

Giải KHTN 8 trang 71 Chân trời sáng tạo

Vận dụng trang 71 Khoa học tự nhiên 8: Một loại phân đạm chứa muối (X) là nitrate của kim loại R, có 16,216% khối lượng R; biết khối lượng phân tử của (X) bằng 148 amu.

a) Xác định công thức hoá học của (X).

b) Hãy cho biết công dụng của loại phân bón này thông qua việc tìm hiểu từ internet, sách, báo …

Trả lời:

a) Đặt công thức tổng quát của muối là: R(NO3)n.

Theo bài ra, khối lượng của R trong muối là: 148×16,216100=24(amu).

Vậy kim loại R là Mg.

Lại có 24 + 62 × n = 148 Þ n = 2.

Vậy công thức hoá học của muối (X) là: Mg(NO3)2.

b) Công dụng của loại phân bón này: Cung cấp Mg và N cho cây, giúp hệ rễ phát triển mạnh, tăng khả năng hấp thụ nước cho quá trình tổng hợp diệp lục, rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây trồng, giúp trái cây có mẫu mã đẹp…

Câu hỏi thảo luận 3 trang 71 Khoa học tự nhiên 8: Quan sát Hình 14.3, hãy cho biết thành phần chính của 2 loại phân lân này có đặc điểm gì giống nhau.

Quan sát Hình 14.3, hãy cho biết thành phần chính của 2 loại phân lân

Trả lời:

Thành phần chính của hai loại phân lân này đều chứa phosphorus.

+ Phân lân nung chảy có thành phần chính là: Ca3(PO4)2.

+ Phân superphosphate có thành phần chính là: Ca(H2PO4)2.

Vận dụng trang 71 Khoa học tự nhiên 8: Tìm hiểu qua sách, báo và internet, … hãy cho biết:

a) Phân lân phù hợp cho loại đất trồng nào, thời kì sinh trưởng nào của cây trồng cần bón phân lân?

b) Độ dinh dưỡng của phân lân là gì?

Trả lời:

a) Phân lân thích hợp cho đất chua. Bón phân lân vào lúc cây mới trồng.

b) Độ dinh dưỡng của phân lân là hàm lượng % P2O5 có trong phân bón.

Câu hỏi thảo luận 4 trang 71 Khoa học tự nhiên 8: Hãy viết công thức hoá học các chất ở Hình 14.4 và cho biết điểm giống nhau về thành phần của chúng.

Hãy viết công thức hoá học các chất ở Hình 14.4 và cho biết điểm giống nhau

Trả lời:

Phân kali đỏ chứa KCl.

Phân kali trắng chứa K2SO4 hoặc KNO3.

Như vậy các chất này giống nhau: thành phần đều có chứa K.

Luyện tập trang 71 Khoa học tự nhiên 8: Viết phương trình hoá học của phản ứng tạo ra muối có trong một số phân kali từ acid và base tương ứng.

Trả lời:

Một số phương trình hoá học minh hoạ:

KOH + HNO3 → KNO3 + H2O

KOH + HCl → KCl + H2O

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O.

Lời giải bài tập KHTN 8 Bài 14: Phân bón hoá học hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: