X

Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo

Giải Khoa học tự nhiên 8 trang 9 Chân trời sáng tạo


Với lời giải KHTN 8 trang 9 trong Bài 1: Sử dụng hoá chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn môn Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 8 trang 9.

Giải KHTN 8 trang 9 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi thảo luận 9 trang 9 Khoa học tự nhiên 8: Quan sát Hình 1.6, hãy chỉ ra hoá chất ở thể rắn, lỏng và khí.

Quan sát Hình 1.6, hãy chỉ ra hoá chất ở thể rắn, lỏng và khí

Trả lời:

- Hoá chất ở thể rắn: kẽm (zinc, Zn); lưu huỳnh (sulfur, S); calcium carbonate (CaCO3).

- Hoá chất ở thể lỏng: dung dịch copper(II) sulfate (CuSO4); dung dịch bromine (Br2).

- Hoá chất ở thể khí: oxygen (O2).

Câu hỏi thảo luận 10 trang 9 Khoa học tự nhiên 8: Tại sao phải phân biệt hoá chất nguy hiểm và hoá chất dễ cháy nổ?

Trả lời:

Dựa vào tính chất và mức độ ảnh hưởng của hoá chất đến con người và môi trường mà phân biệt hoá chất nguy hiểm hoá chất dễ cháy nổ.

- Hoá chất nguy hiểm là hoá chất có những đặc tính nguy hiểm như: oxi hoá mạnh, ăn mòn mạnh, gây độc với con người, ảnh hưởng đến môi trường, …

- Hoá chất dễ cháy nổ là những hoá chất có thể gây cháy, nổ hoặc cùng các chất khác tạo thành hỗn hợp cháy, nổ, trong điều kiện nhất định về thành phần, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất.

Lời giải bài tập KHTN 8 Bài 1: Sử dụng hoá chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: