Giải Khoa học tự nhiên 8 trang 112 (Kết nối tri thức)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải KHTN 8 trang 112 trong Bài 28: Sự truyền nhiệt môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 8 trang 112.
Giải KHTN 8 trang 112 Kết nối tri thức
Mở đầu trang 112 Bài 28 KHTN lớp 8: Theo em, năng lượng nhiệt có thể truyền được trong các môi trường nào sau đây: chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không? Hãy tìm hiện tượng trong thực tế để minh họa cho ý kiến của mình.
Trả lời:
- Năng lượng nhiệt có thể truyền được trong các môi trường: chất rắn, chất lỏng, chất khí, chân không.
- Ví dụ:
+ Năng lượng nhiệt truyền trong chất rắn: Khi ta nung một đầu thanh sắt trên ngọn lửa thì một lúc sau ta thấy ở đầu kia của thanh sắt (phía tay cầm) cũng nóng lên.
+ Năng lượng nhiệt truyền trong chất lỏng: Ta dùng ngọn lửa đun nóng một nồi nước từ phía đáy nồi, một thời gian sau ta thấy toàn bộ lượng nước trong nồi đều nóng lên.
+ Năng lượng nhiệt truyền trong chất khí: Khi đặt tay bên ngọn lửa, một lúc sau ta thấy tay nóng lên.
+ Năng lượng nhiệt truyền trong chân không: Để một vật dưới ánh nắng Mặt Trời, một khoảng thời gian sau ta thấy vật nóng lên.
Hoạt động 1 trang 112 KHTN lớp 8: Thí nghiệm
Chuẩn bị (Hình 28.1):
- Thanh đồng AB mắc vào giá thí nghiệm.
- Các đinh a, b, c, d, e, gắn bằng sáp vào thanh đồng.
- Đèn cồn đặt dưới đầu A của thanh đồng.
Tiến hành: Dùng đèn cồn đốt nóng đầu A của thanh đồng, quan sát hiện tượng xảy ra đối với các đinh a, b, c, d, e.
1. Mô tả hiện tượng xảy ra đối với các đinh.
2. Đinh rơi xuống chứng tỏ điều gì?
3. Đinh lần lượt rơi xuống theo thứ tự nào?
Trả lời:
1. Các đinh lần lượt rơi xuống.
2. Các đinh rơi xuống chứng tỏ khi nung nóng đầu A, nhiệt lượng đã được thanh đồng truyền đi đến mọi điểm và làm cho sáp nóng lên và bị chảy ra thành chất lỏng.
3. Các đinh rơi xuống theo thứ tự từ A đến B: a, b, c, d và e.
Lời giải KHTN 8 Bài 28: Sự truyền nhiệt Kết nối tri thức hay khác: