Giải Khoa học tự nhiên 8 trang 158 (Kết nối tri thức)
Haylamdo biên soạn và sưu tầm giải KHTN 8 trang 158 trong Bài 38: Hệ nội tiết ở người môn Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN lớp 8 trang 158.
Giải KHTN 8 trang 158 Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 158 KHTN lớp 8: Nêu chức năng của các tuyến nội tiết.
Trả lời:
- Chức năng của các tuyến nội tiết trong cơ thể: Các tuyến nội tiết tiết ra các hormone rồi được vận chuyển theo đường máu đến cơ quan đích giúp điều khiển, điều hòa hoạt động của các cơ quan, duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
- Chức năng cụ thể của một số tuyến nội tiết trong cơ thể người:
Tuyến nội tiết |
Chức năng nội tiết |
Tuyến yên |
- Kích thích sinh trưởng (GH). - Điều hòa hình thành và tiết sữa (prolactin). - Điều hòa hoạt động tuyến giáp (TSH), tuyến trên thận (ACTH), tuyến sinh dục (FSH, LH). |
Tuyến giáp |
- Điều hòa sinh trưởng, phát triển (T3, T4). - Tăng cường trao đổi chất, sinh nhiệt (T3, T4). - Điều hòa calcium và phosphorus trong máu (Calcitonin). |
Tuyến tụy |
- Điều hòa đường huyết trong máu (insulin và glucagon). |
Tuyến trên thận |
- Điều hòa huyết áp, thể tích máu (aldosterone). - Điều hòa trao đổi chất, năng lượng (cortisol). - Chống stress (adrenalin, noradrenalin, cortisol). |
Tuyến sinh dục |
- Hình thành đặc điểm sinh dục thứ cấp ở nam và nữ khi đến tuổi dậy thì. - Kích thích sinh trưởng, phát triển. - Điều hòa chu kì sinh dục: kích thích sự sinh tinh trùng ở nam, kích thích sự phát triển và rụng trứng ở nữ. |
Câu hỏi 2 trang 158 KHTN lớp 8: Em hãy giải thích vì sao hoạt động của các hormone tuyến tụy giúp ổn định lượng đường trong máu. Quá trình tiết hormone điều hòa đường huyết bị rối loạn có thể dẫn đến hậu quả gì?
Trả lời:
- Hoạt động của các hormone tuyến tụy giúp ổn định lượng đường trong máu vì:
+ Khi lượng đường trong máu tăng quá mức bình thường (sau bữa ăn), tuyến tụy sẽ tăng tiết hormone insulin. Hormone insulin kích thích đưa glucose vào các tế bào cơ thể, đồng thời, kích thích gan tăng nhận và chuyển glucose thành dạng glycogen dự trữ. Kết quả là lượng đường trong máu trong máu giảm về mức bình thường.
+ Khi nồng độ glucose trong máu giảm quá mức bình thường (xa bữa ăn), tuyến tụy sẽ tăng tiết hormone glucagon. Hormone glucagon kích thích gan chuyển hóa glycogen thành glucose đưa vào máu. Kết quả dẫn đến lượng đường trong máu tăng lên về mức bình thường.
- Quá trình tiết hormone điều hòa đường huyết bị rối loạn có thể dẫn đến tình trạng mắc các bệnh lí như bệnh tiểu đường (lượng đường trong máu cao) hoặc chứng hạ đường huyết (lượng đường trong máu thấp), ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.
Lời giải KHTN 8 Bài 38: Hệ nội tiết ở người hay khác: