X

Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 16 Cánh diều


Với lời giải KHTN 9 trang 16 trong Bài 2: Cơ năng môn Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 16.

Giải KHTN 9 trang 16 Cánh diều

Luyện tập 3 trang 16 KHTN 9: Tính cơ năng của bạn nhỏ ở vị trí B (hình 2.3) trong hai trường hợp:

a. Chọn mặt đất làm mốc thế năng. Biết rằng, động năng của bạn nhỏ tại B bằng 90 J và thế năng bằng 150 J.

b. Chọn điểm B làm mốc thế năng.

Tính cơ năng của bạn nhỏ ở vị trí B hình 2.3 trong hai trường hợp

Trả lời:

a. Chọn mặt đất làm mốc thế năng.

Cơ năng của bạn nhỏ ở vị trí B là: W = Wđ + Wt = 90 + 150 = 240 J

b. Chọn điểm B làm mốc thế năng Thế năng tại B bằng 0.

Cơ năng của bạn nhỏ ở vị trí B là: W = Wđ = 90 J.

Luyện tập 4 trang 16 KHTN 9: Phân tích sự chuyển hóa động năng và thế năng của bạn nhỏ khi chơi cầu trượt ở hình 2.4 trong hai trường hợp sau:

Phân tích sự chuyển hóa động năng và thế năng của bạn nhỏ khi chơi cầu trượt

a. Bỏ qua ma sát của mặt cầu trượt và lực cản của không khí.

b. Lực ma sát giữa bạn nhỏ và cầu trượt có giá trị đáng kể.

Trả lời:

a. Khi bạn nhỏ ở trên cao (so với mặt đất) thì bạn nhỏ có thế năng lớn nhất. Trong quá trình trượt có sự chuyển hóa từ thế năng sang động năng do độ cao của bạn nhỏ giảm dần, tốc độ trượt tăng dần. Khi gần chạm sát mặt đất toàn bộ thế năng ban đầu chuyển hóa thành động năng.

b. Khi bạn nhỏ ở trên cao (so với mặt đất) thì bạn nhỏ có thế năng lớn nhất. Trong quá trình trượt có sự chuyển hóa từ thế năng sang động năng do độ cao của bạn nhỏ giảm dần, tốc độ trượt tăng dần. Vì lực ma sát giữa bạn nhỏ và cầu trượt có giá trị đáng kể nên trong khi trượt năng lượng của bạn nhỏ bị chuyển hóa một phần thành năng lượng nhiệt làm nóng chỗ cơ thể người tiếp xúc với mặt cầu trượt và tỏa ra môi trường. Do vậy, toàn bộ năng lượng ban đầu (thế năng) bị chuyển hóa thành động năng và nhiệt năng ngay trước khi bạn nhỏ chạm đất.

(Động năng của bạn nhỏ trước khi chạm đất trong trường hợp b nhỏ hơn trường hợp a).

Tìm hiểu thêm trang 16 KHTN 9: Vật ở càng cao thì thế năng của vật càng lớn. Do đó, vật có năng lượng lớn. Vì vậy, đốt củi ở trên cao sẽ tỏa nhiệt nhiều hơn. Điều này có đúng hay không?

Trả lời:

Đốt củi ở trên cao sẽ tỏa nhiệt nhiều hơn là sai. Vì khi nhiên liệu bị đốt cháy năng lượng được giải phóng lớn hay nhỏ liên quan tới tính chất hóa học của vật liệu, điều kiện phản ứng,… còn vật ở trên cao có thế năng là năng lượng dạng tích trữ, năng lượng được giải phóng khi vật thực hiện công.

Vận dụng trang 16 KHTN 9: Trên công trường xây dựng, để đóng các cọc bê tông lún sâu xuống lòng đất, người ta dùng búa máy như hình 2.5. Đầu búa có trọng lượng lớn được kéo lên một độ cao nhất định so với mặt đất rồi thả rơi xuống đập vào cọc bê tông. Mô tả sự chuyển hóa năng lượng của đầu búa từ lúc được thả rơi cho tới ngay trước khi đập vào cọc. Bỏ qua sự hao phí năng lượng do lực cản của môi trường.

Trên công trường xây dựng, để đóng các cọc bê tông lún sâu xuống lòng đất

Trả lời:

Mô tả sự chuyển hóa năng lượng của đầu búa từ lúc được thả rơi cho tới ngay trước khi đập vào cọc:

+ Tại điểm thả rơi: đầu búa có thế năng lớn nhất.

+ Trong quá trình rơi: thế năng chuyển hóa thành động năng.

+ Tại vị trí ngay trước khi đập vào cọc: Vì bỏ qua sự hao phí năng lượng do lực cản của môi trường nên toàn bộ thế năng ban đầu của đầu búa chuyển hóa toàn bộ thành động năng của đầu búa trước khi đập vào cọc.

Lời giải KHTN 9 Bài 2: Cơ năng hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: