X

Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 27 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải KHTN 9 trang 27 trong Bài 4: Hiện tượng tán sắc ánh sáng môn Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 27.

Giải KHTN 9 trang 27 Cánh diều

Câu hỏi 3 trang 27 KHTN 9: Kể tên một số loại kính lọc màu và mô tả hiện tượng khi ánh sáng mặt trời truyền qua các kính lọc màu đó.

Trả lời:

- Một số loại kính lọc màu: kính lọc màu đỏ, kính lọc màu đen, kính lọc màu lục, kính lọc màu trắng, …

- Mô tả hiện tượng:

+ Khi ánh sáng mặt trời truyền qua kính lọc màu đỏ, các ánh sáng màu khác màu đỏ bị kính lọc màu đỏ hấp thụ và cho ánh sáng màu đỏ truyền qua.

+ Khi ánh sáng mặt trời truyền qua kính lọc màu đen, các ánh sáng màu đều bị kính lọc màu đen hấp thụ hết và không cho ánh sáng nào truyền qua.

+ Khi ánh sáng mặt trời truyền qua kính lọc màu lục, các ánh sáng màu khác màu lục bị kính lọc màu lục hấp thụ và cho ánh sáng màu lục truyền qua.

+ Khi ánh sáng mặt trời truyền qua kính lọc màu trắng, các ánh sáng màu khác nhau đều được truyền qua kính lọc.

Luyện tập 5 trang 27 KHTN 9: Giải thích hiện tượng ở phần mở đầu.

Trả lời:

Viên pha lê có nhiều màu sắc dưới ánh sáng mặt trời là do hiện tượng tán sắc ánh sáng. Ánh sáng mặt trời bị khúc xạ khi đi qua pha lê, tạo ra hiệu ứng tán sắc và làm cho viên pha lê lấp lánh nhiều màu sắc.

Vận dụng trang 27 KHTN 9: Ở hình 3.3, nếu thay ánh sáng đỏ bằng ánh sáng trắng chiếu tới khối thuỷ tinh thì có xảy ra hiện tượng tán sắc ánh sáng không? Em hãy dùng hình vẽ để giải thích dự đoán của em và làm thí nghiệm để kiểm chứng.

Ở hình 3.3, nếu thay ánh sáng đỏ bằng ánh sáng trắng chiếu tới khối thuỷ tinh

Trả lời:

Nếu thay ánh sáng đỏ bằng ánh sáng trắng chiếu tới khối thuỷ tinh thì có xảy ra hiện tượng tán sắc ánh sáng. Vì ánh sáng trắng là tập hợp của nhiều ánh sáng đơn sắc khi đi qua khối thủy tinh, các tia sáng đơn sắc bị khúc xạ theo các góc lệch khác nhau do chiết suất của các ánh sáng khác nhau là khác nhau. Nên ánh sáng trắng sẽ bị tách thành các tia sáng đơn sắc với các màu khác nhau, tạo ra hiện tượng tán sắc ánh sáng.

Tìm hiểu thêm trang 27 KHTN 9: Trong hội họa, người ta có thể tạo ra màu sắc các vật bằng cách trộn các màu này với nhau.

Ví dụ, khi trộn màu đỏ với màu lục thì được màu vàng; khi trộn màu đỏ với màu lam thì được màu tím (hình 4.12).

Trong hội họa, người ta có thể tạo ra màu sắc các vật bằng cách trộn các màu

Em hãy tìm hiểu và nêu thêm một số trường hợp trộn màu khác.

Trả lời:

- Khi trộn màu lục với màu lam ta thu được màu xanh da trời.

Trong hội họa, người ta có thể tạo ra màu sắc các vật bằng cách trộn các màu

- Khi trộn màu đỏ với màu lục và màu lam ta thu được màu trắng.

Trong hội họa, người ta có thể tạo ra màu sắc các vật bằng cách trộn các màu

Lời giải KHTN 9 Bài 4: Hiện tượng tán sắc ánh sáng hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: