X

Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 37 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải KHTN 9 trang 37 trong Cánh diều Bài 6: Sự tạo ảnh qua thấu kính. Kính lúp môn Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 37.

Giải KHTN 9 trang 37 Cánh diều

Câu hỏi 5 trang 37 KHTN 9: Dựa vào hình vẽ, em chứng tỏ trong trường hợp vật cách thấu kính d = 2f thì ảnh cách thấu kính d' = 2f và ảnh có độ cao bằng vật.

Dựa vào hình vẽ, em chứng tỏ trong trường hợp vật cách thấu kính d = 2f

Trả lời:

Cách 1:

Dựa vào hình vẽ, em chứng tỏ trong trường hợp vật cách thấu kính d = 2f

Ta có: BI = AO = 2f = 2OF, nên OF là đường trung bình của tam giác B'BI.

Từ đó suy ra OB = OB'.

Xét hai tam giác vuông: ΔBAOΔB'A'O có:

+ OB = OB'

+ BOA^=B'OA'^ (đối đỉnh)

Vậy ΔBAO=ΔB'A'O (cạnh huyền – góc nhọn)

Suy ra, OA = OA’ = d’ = 2f (khoảng cách từ ảnh đến thấu kính và khoảng cách từ vật đến thấu kính bằng nhau).

Suy ra A’B’ = AB (ảnh có độ cao bằng vật).

Cách 2:

Dựa vào hình vẽ, ta nhận thấy:

OA' = 6 ô = 2.OF hay d' = 2f

A'B' = 2 ô = AB

Vậy, vật cách thấu kính d = 2f thì ảnh cách thấu kính d' = 2f và ảnh có độ cao bằng vật.

Thực hành trang 37 KHTN 9: Thí nghiệm thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ

Trả lời:

Báo cáo thực hành

Ngày … tháng … năm

Tên thí nghiệm: Thí nghiệm thực hành đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.

Tên học sinh/ nhóm học sinh: ………………..

1. Mục đích thí nghiệm: Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ.

2. Chuẩn bị thí nghiệm:

Dụng cụ: Nguồn sáng, vật sáng (khe chữ F), thấu kính hội tụ, màn chắn, giá quang học.

3. Các bước tiến hành

- Bố trí dụng cụ như hình 6.5, đặt màn chắn và vật sát thấu kính.

Dựa vào hình vẽ, em chứng tỏ trong trường hợp vật cách thấu kính d = 2f

- Dịch màn chắn và vật ra xa thấu kính với d = d’ cho đến khi có ảnh rõ nét trên màn và chiều cao của ảnh bằng chiều cao của vật.

- Đo, ghi khoảng cách giữa vật và ảnh theo bảng 6.2.

- Lặp lại các bước thí nghiệm thêm 2 lần và ghi lại kết quả theo bảng 6.2.

Dựa vào hình vẽ, em chứng tỏ trong trường hợp vật cách thấu kính d = 2f

Tính giá trị trung bình của khoảng cách giữa vật và ảnh AA’.

AA'¯=l1+l2+l33

Từ đó, tính tiêu cự của thấu kính và so sánh với giá trị tiêu cự được ghi trên thấu kính.

f¯=AA'¯4

Thảo luận khi làm thí nghiệm, cần chú ý điều gì để kết quả đo khoảng cách giữa vật và ảnh AA’ được chính xác?

4. Kết quả:

Bảng 6.2. Kết quả thí nghiệm đo tiêu cự của thấu kính hội tụ

Lần thí nghiệm

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Khoảng cách giữa vật và ảnh (mm)

396

400

404

Giá trị trung bình của khoảng cách giữa vật và ảnh AA’:

AA'¯=l1+l2+l33=396+400+4043=400mm

Tiêu cự của thấu kính:

f¯=AA'¯4=4004=100mm

5. Nhận xét:

- Tiêu cự của thấu kính bằng với giá trị tiêu cự được ghi trên thấu kính.

- Để kết quả đo khoảng cách giữa vật và ảnh AA’ được chính xác: Xê dịch đồng thời vật và màn ảnh ra xa dần thấu kính, nhưng phải luôn luôn giữ sao cho d = d', cho đến khi thu được một ảnh rõ nét, cao bằng vật.

6. Kết luận:

Khi vật ở vị trí cách thấu kính d = 2f ta thu được khoảng cách từ ảnh tới thấu kính d’ = 2f, ảnh có độ cao bằng vật và tiêu cự f=d+d'4=AA'4.

Lời giải KHTN 9 Cánh diều Bài 6: Sự tạo ảnh qua thấu kính. Kính lúp hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: