X

Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 41 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải KHTN 9 trang 41 trong Bài 7: Định luật Ohm. Điện trở môn Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 41.

Giải KHTN 9 trang 41 Cánh diều

Thực hành trang 41 KHTN 9: Thí nghiệm 2

Chuẩn bị

1 biến áp nguồn, 2 đoạn dây dẫn R1 và R2 ở thí nghiệm 1, 1 ampe kế, 1 vôn kế, các dây nối, công tắc và bảng lắp mạch điện.

Tiến hành thí nghiệm và thảo luận

- Mắc mạch điện theo sơ đồ hình 7.3.

Thí nghiệm 2. Chuẩn bị 1 biến áp nguồn, 2 đoạn dây dẫn R1 và R2 ở thí nghiệm 1

- Đóng công tắc K, điều chỉnh biến áp nguồn để vôn kế chỉ giá trị tương ứng với lần 1 trong bảng 7.1. Đọc số chỉ của ampe kế, ghi kết quả lần 1 theo mẫu bảng 7.1.

- Tiến hành tương tự với các lần tiếp theo ứng với các giá trị của hiệu điện thế trong bảng 7.1.

- Thay đoạn dây dẫn R1 bằng đoạn dây dẫn R2 và lặp lại các bước như với R1.

Thí nghiệm 2. Chuẩn bị 1 biến áp nguồn, 2 đoạn dây dẫn R1 và R2 ở thí nghiệm 1

- Với mỗi giá trị của hiệu điện thế, so sánh cường độ dòng điện qua R1 và cường độ dòng điện qua R2.

- Tính tỉ số UI của mỗi đoạn dây dẫn và rút ra nhận xét.

Trả lời:

- Với mỗi giá trị của hiệu điện thế, ta thấy:

+ khi U tăng ta thấy I ở cả hai trường hợp đều tăng.

+ I2 luôn lớn hơn I1.

- Tính tỉ số UI của mỗi đoạn dây dẫn và nhận xét:

Bảng 7.1. Kết quả thí nghiệm tìm hiểu mối liên hệ giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế hai đầu đoạn dây dẫn

Thí nghiệm 2. Chuẩn bị 1 biến áp nguồn, 2 đoạn dây dẫn R1 và R2 ở thí nghiệm 1

Tỉ số UI của một đoạn dây dẫn không đổi và bằng hằng số.

Tỉ số UI của các đoạn dây dẫn khác nhau là khác nhau.

Câu hỏi 2 trang 41 KHTN 9:

a. Tác dụng cản trở dòng điện của hai đoạn dây dẫn R1 và R2 có khác nhau như trong thí nghiệm 1 hay không?

c. Dự đoán độ lớn của cường độ dòng điện qua R1 và qua R2 khi hiệu điện thế là 2,2 V. Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra kết quả đó.

Trả lời:

a. Tác dụng cản trở dòng điện của hai đoạn dây dẫn R1 và R2 như trong thí nghiệm 1.

b. Cường độ dòng điện trong đoạn dây dẫn tăng lên khi hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn dây dẫn đó tăng lên.

Biểu thức toán học: I=UR

c)

- Dự đoán: Độ lớn của cường độ dòng điện chạy qua R1 nhỏ hơn qua R2.

- Kiểm tra bằng thí nghiệm:

+ Mắc mạch điện theo sơ đồ hình 7.3, sử dụng U = 2,2 V.

Tác dụng cản trở dòng điện của hai đoạn dây dẫn R1 và R2 có khác nhau như trong thí nghiệm 1 hay không?

+ Đóng công tắc K, đọc số chỉ của ampe kế, ghi kết quả lần 1 theo mẫu bảng 7.1.

+ Tiến hành tương tự với các lần tiếp theo ứng với các giá trị của hiệu điện thế trong bảng 7.1.

+ Thay đoạn dây dẫn R1 bằng đoạn dây dẫn R2 và lặp lại các bước như với R1.

Luyện tập 1 trang 41 KHTN 9: Cần đặt vào hai đầu đoạn dây dẫn một hiệu điện thế bằng bao nhiêu để cường độ dòng điện trong dây dẫn lớn gấp 2 lần cường độ dòng điện khi hiệu điện thế là 1,2 V?

Trả lời:

Ta có, khi U tăng bao nhiêu lần thì I tăng bấy nhiêu lần nên để cường độ dòng điện trong dây dẫn lớn gấp 2 lần cường độ dòng điện khi hiệu điện thế là 1,2 V thì U cũng phải tăng lên gấp 2 lần.

Vậy cần đặt vào hai đầu đoạn dây dẫn một hiệu điện thế là U’ = 2 . U = 2,4 V

Lời giải KHTN 9 Bài 7: Định luật Ohm. Điện trở hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: