Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 135 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải KHTN 9 trang 135 trong Bài 31: Sơ lược về hóa học Vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất môn Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 135.
Giải KHTN 9 trang 135 Chân trời sáng tạo
Mở đầu trang 135 Bài 31 KHTN 9: Hiện tại, Trái Đất được biết đến là hành tinh duy nhất có sự sống trong vũ trụ. Được hình thành cách đây gần 4,6 tỉ năm và cho tới 1 tỉ năm trước, sự sống mới bắt đầu xuất hiện trên bề mặt của Trái Đất. Vỏ Trái Đất được tạo nên từ các thành phần hoá học nào? Việc khai thác khoáng sản trên vỏ Trái Đất đã đem lại những lợi ích gì cho con người?
Trả lời:
- Vỏ Trái Đất được tạo nên từ nhiều nguyên tố hóa học như oxygen, silicon, nhôm, sắt, calcium, sodium, magnesium, potassium, … tạo nên các hợp chất trong vỏ Trái Đất.
- Việc khai thác tài nguyên trong vỏ Trái Đất mang lại nhiều lợi ích cho phát triển kinh tế và đời sống xã hội cho con người.
Câu hỏi thảo luận 1 trang 135 KHTN 9: Lấy ví dụ một số hợp chất chứa oxygen có trong vỏ Trái Đất.
Trả lời:
Một số hợp chất chứa oxygen trong vỏ Trái Đất là CaCO3, SiO2, Al2O3, Na2CO3, Fe2O3, …
Câu hỏi thảo luận 2 trang 135 KHTN 9: Quan sát Hình 31.1, hãy kể tên các nguyên tố trong vỏ Trái Đất và cho biết kim loại nào chiếm phần trăm khối lượng lớn nhất?
Trả lời:
Các nguyên tố có trong vỏ Trái Đất là oxygen, silicon, nhôm, sắt, calcium, sodium, magnesium, potassium, … Trong đó, kim loại nhôm chiếm phần trăm khối lượng lớn nhất.
Lời giải bài tập KHTN 9 Bài 31: Sơ lược về hóa học Vỏ Trái Đất và khai thác tài nguyên từ vỏ Trái Đất hay khác: