X

Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo

Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 87 Chân trời sáng tạo


Với lời giải KHTN 9 trang 87 trong Bài 19: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại môn Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 87.

Giải KHTN 9 trang 87 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi thảo luận 4 trang 87 KHTN 9: Lấy ví dụ minh hoạ cho sự khác nhau về tính chất giữa kim loại và phi kim.

Trả lời:

* Sự khác nhau về tính chất vật lí:

- Trong khi các kim loại dẫn điện tốt thì phi kim thường không dẫn điện.

Ví dụ: Các phi kim thường không dẫn điện, silicon tinh khiết là chất bán dẫn, than chì có tính dẫn điện nhưng yếu hơn kim loại.

- Phần lớn các phi kim có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp hơn kim loại.

Ví dụ:

Đơn chất

phi kim

Nhiệt độ nóng chảy (oC)

Nhiệt độ sôi (oC)

Đơn chất

kim loại

Nhiệt độ nóng chảy (oC)

Nhiệt độ sôi (oC)

Oxygen

-218,4

-183,0

Nhôm

660,3

2 518,0

Chlorine

-101,5

-34,7

Sắt

1 535,0

2 861,0

Lưu huỳnh

106,8

444,7

Đồng

1 084,6

2 561,5

- Phần lớn các phi kim có khối lượng riêng nhỏ hơn kim loại.

Ví dụ:

- Khối lượng riêng của lưu huỳnh là 2,07 gam/cm3; khối lượng riêng của phosphorus là 1,82 gam/cm3.

- Khối lượng riêng của kim loại sắt là 7,87 gam/cm3; khối lượng riêng của kim loại vàng là 19,29 gam/cm3.

* Sự khác nhau về tính chất hoá học:

- Trong phản ứng hoá học, các kim loại dễ nhường electron để tạo ra ion dương, còn các phi kim dễ nhận electron để tạo ion âm.

Ví dụ: Trong phản ứng giữa Na và Cl2 tạo NaCl:

Na → Na+ + 1e;

Cl + 1e → Cl

- Kim loại tác dụng với oxygen thường tạo thành oxide base, trong khi đó phi kim tác dụng với oxygen thường tạo thành oxide acid.

Ví dụ:

S + O2 to SO2 (oxide acid)

2Cu + O2 to 2CuO (oxide base)

Câu hỏi thảo luận 5 trang 87 KHTN 9: Hãy tìm ví dụ minh hoạ cho việc sử dụng carbon làm chất dẫn điện.

Trả lời:

Ví dụ minh hoạ cho việc sử dụng carbon làm chất dẫn điện: Than chì được sử dụng làm điện cực trong pin.

Hãy tìm ví dụ minh hoạ cho việc sử dụng carbon làm chất dẫn điện

Câu hỏi củng cố 1 trang 87 KHTN 9: Viết phương trình hoá học minh hoạ cho phản ứng giữa oxygen với:

a) kim loại;

b) phi kim.

Trả lời:

a) Phương trình hoá học minh hoạ phản ứng giữa oxygen với kim loại:

3Fe + 2O2 to Fe3O4

2Mg + O2 to 2MgO

b) Phương trình hoá học minh hoạ phản ứng giữa oxygen với phi kim:

C + O2 to CO2

S + O2 to SO2

Câu hỏi củng cố 2 trang 87 KHTN 9: Sản phẩm tạo thành từ các phản ứng trên thuộc loại hợp chất nào đã học?

Trả lời:

a) Phương trình hoá học minh hoạ phản ứng giữa oxygen với kim loại:

3Fe + 2O2 to Fe3O4

2Mg + O2 to 2MgO

Sản phẩm tạo thành của các phản ứng này là oxide base.

b) Phương trình hoá học minh hoạ phản ứng giữa oxygen với phi kim:

C + O2 to CO2

S + O2 to SO2

Sản phẩm tạo thành của các phản ứng này là oxide acid.

Lời giải bài tập KHTN 9 Bài 19: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: