Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 188 Kết nối tri thức
Với lời giải KHTN 9 trang 188 trong Bài 43: Nguyên phân và giảm phân môn Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 188.
Giải KHTN 9 trang 188 Kết nối tri thức
Câu hỏi trang 188 KHTN 9: Nêu thêm ví dụ về giảm phân mà em biết.
Trả lời:
Một số ví dụ khác về giảm phân:
- Sự hình thành hạt phấn (giao tử đực) trong nón đực của cây thông.
- Sự hình thành tinh trùng (giao tử đực) trong tinh hoàn của gà trống.
- Sự hình thành trứng (giao tử cái) trong buồng trứng của các loài thú.
Câu hỏi trang 188 KHTN 9: Quan sát Hình 43.3 kết hợp kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau:
1. Thế hệ F1 có bao nhiêu loại kiểu gene và kiểu hình mới được tạo thành do tổ hợp lại các allele của bố mẹ?
2. Những quá trình nào đã làm xuất hiện các biến dị tổ hợp ở phép lai này? Giải thích.
Trả lời:
1. Quan sát Hình 43.3, thế hệ F1 có 4 loại kiểu gene (AABb, AAbb, aaBb, aabb) và 2 loại kiểu hình (thân thấp, hoa tím; thân thấp, hoa trắng) mới được tạo thành do tổ hợp lại các allele của bố mẹ.
2. Có 2 quá trình làm xuất hiện biến dị tổ hợp ở phép lai này:
- Trong giảm phân, các cặp NST tương đồng phân li độc lập và tổ hợp tự do với nhau trong các giao tử, do đó các cặp gene trên các cặp NST tương đồng cũng phân li độc lập và tổ hợp tự do với nhau trong các giao tử, mỗi giao tử mang tổ hợp các allele khác nhau.
- Trong thụ tinh, giao tử đực và giao tử cái kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên, qua đó các allele cũng tổ hợp với nhau một các ngẫu nhiên trong các hợp tử, nhờ đó làm xuất hiện nhiều tổ hợp gene mới không có ở thế hệ bố mẹ.
Lời giải KHTN 9 Bài 43: Nguyên phân và giảm phân hay khác: