Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 52 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải KHTN 9 trang 52 trong Bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính môn Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 52.
Giải KHTN 9 trang 52 Kết nối tri thức
Hoạt động trang 52 KHTN 9: Một vật AB cao 2 cm được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính một khoảng 7,5 cm, A nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự là 5 cm.
a) Sử dụng giấy kẻ ô và vẽ ảnh của vật AB qua thấu kính theo tỉ lệ 1 cạnh của ô vuông tương ứng với 1 cm như Hình 10.6.
b) Xác định vị trí và đặc điểm của ảnh (Ảnh thật hay ảnh ảo, cùng chiều hay ngược chiều với vật).
Trả lời:
a.
b.
Cách 1: Dựa vào hình vẽ ta có:
- Vị trí của ảnh nằm khác phía so với vật, cách thấu kính một khoảng d’ = 15 cm.
- Đặc điểm của ảnh: ảnh thật, ngược chiều so với vật, cao 4 cm.
Cách 2:
- Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là
- Độ cao của ảnh là
- Đặc điểm của ảnh: ảnh thật, ngược chiều so với vật và lớn hơn vật.
Câu hỏi trang 52 KHTN 9: Vật AB có độ cao h = 3 cm được đặt vuông góc trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 5 cm, điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng d = 2f.
a) Dựng ảnh A’B’ của AB tạo bởi thấu kính hội tụ theo đúng tỉ lệ.
b) Vận dụng kiến thức hình học tính chiều cao của ảnh (h’) và khoảng cách từ ảnh tới quang tâm (d’).
Trả lời:
a.
b. Ta có: BI//OF’ mà BI =AO = 2f = 2OF' nên OF' là đường trung bình của tam giác B'BI.
Từ đó suy ra OB = OB', IF’ = B’F’
- Xét hai tam giác vuông: và có:
+ OB = OB' (cmt)
+ (đối đỉnh)
Suy ra: (cạnh huyền – góc nhọn)
Em có thể trang 52 KHTN 9: Sử dụng được kính lúp để quan sát các vật nhỏ.
Trả lời:
Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta phải đặt vật trong khoảng tiêu cự của thấu kính sao cho thu được một ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo cùng chiều lớn hơn vật.
Em có thể trang 52 KHTN 9: Vẽ được ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ theo đúng tỉ lệ để giải các bài tập đơn giản về thấu kính hội tụ.
Trả lời:
Cách dựng ảnh một vật qua thấu kính hội tụ:
- Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:
(1): Tia tới đi qua quang tâm thì tia ló tiếp tục đi thẳng (không bị khúc xạ) theo phương của tia tới.
(2): Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm.
(3): Tia tới đi qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
- Muốn dựng ảnh A’B’ của AB qua thấu kính (AB vuông góc với thấu kính, A nằm trên trục chính), chỉ cần dựng ảnh B’ của B bằng hai trong ba tia sáng đặc biệt, sau đó từ B’ hạ vuông góc xuống trục chính ta có ảnh A’ của A.
Lời giải KHTN 9 Bài 10: Kính lúp. Bài tập thấu kính hay khác: