Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 77 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải KHTN 9 trang 77 trong Bài 16: Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hoá thạch môn Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 77.
Giải KHTN 9 trang 77 Kết nối tri thức
Hoạt động trang 77 KHTN 9: Quan sát Hình 16.2 và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Mô tả sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng trong vòng tuần hoàn của nước.
2. Chứng tỏ năng lượng từ gió, năng lượng từ dòng chảy trên Trái Đất cũng đến từ Mặt Trời.
3. Từ vòng năng lượng trên Trái Đất như mô tả trong Hình 16.1 và 16.2, hãy lấy các ví dụ chứng tỏ năng lượng của Trái Đất đến từ Mặt Trời.
Trả lời:
1. Mô tả sự chuyển hóa giữa các dạng năng lượng trong vòng tuần hoàn của nước: nước từ dạng lỏng bốc hơi dưới tác động của ánh sáng mặt trời, hơi nước ngưng tụ thành các đám mây và mưa. Thoát hơi nước ở thực vật trên cạn cũng chuyển vận một lượng hơi nước đáng kể vào bầu khí quyển. Nước ở bề mặt đất và nước ngầm có thể chảy xuống đại dương, khép kín vòng chuyển vận nước.
2. Chứng tỏ năng lượng từ gió, năng lượng từ dòng chảy trên Trái Đất cũng đến từ Mặt Trời: Năng lượng Mặt Trời làm nóng nước và khí quyển, tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng trên Trái Đất, gây ra sự chuyển động của không khí và các dòng hải lưu trong đại dương, tạo ra năng lượng từ gió, năng lượng từ dòng chảy, năng lượng từ sóng biển, từ dòng biển trên Trái Đất.
3. Ví dụ chứng tỏ năng lượng của Trái Đất đến từ Mặt Trời:
- Ban ngày, sử dụng ánh sáng Mặt Trời để làm sáng căn phòng, nơi làm việc, ….
- Sử dụng năng lượng nhiệt, năng lượng gió để làm khô các đồ vật (quần áo, giày dép,…), thực phẩm (thóc, cá,…), ….
Hoạt động trang 77 KHTN 9: Quan sát Hình 16.3 và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Mô tả quá trình hình thành dầu mỏ.
2. Vì sao dầu mỏ không thể bổ sung nhanh và sẽ dần cạn kiệt trong tương lai gần?
Trả lời:
1. Từ vài trăm triệu năm trước, một lượng lớn thực vật và xác sinh vật biển tích tụ dưới đáy đại dương tạo thành trầm tích của động vật và thực vật. Trong hàng triệu năm tiếp theo, lớp trầm tích này bị biến đổi bởi vi khuẩn và chìm sâu hơn. Trải qua sự gia tăng nhiệt độ và áp suất, ở độ sâu khoảng một vài kilômét dưới áp suất lớn, dần dần các lớp trầm tích biến thành bùn đen, dầu mỏ. Sau đó, dựa vào các vết đứt gãy của các lớp đá, dầu mỏ dần nổi lên, tích tụ trong các túi đá, trở thành mỏ dầu.
2. Dầu mỏ không thể bổ sung nhanh và sẽ dần cạn kiệt trong tương lai gần vì Trái Đất mất hàng triệu năm để tạo ra các nguồn nhiên liệu đó, trong khi tốc độ tiêu thụ của con người lại rất nhanh khiến nguồn nhiên liệu này ngày càng trở nên cạn kiệt.
Lời giải KHTN 9 Bài 16: Vòng năng lượng trên Trái Đất. Năng lượng hoá thạch hay khác: