Giải Khoa học tự nhiên 9 trang 9 Kết nối tri thức
Với lời giải KHTN 9 trang 9 trong Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học môn Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KHTN 9 trang 9.
Giải KHTN 9 trang 9 Kết nối tri thức
Hoạt động trang 9 KHTN 9: Sử dụng hóa chất và dụng cụ trong phòng thí nghiệm
Đề xuất dụng cụ, hóa chất và thực hiện thí nghiệm chứng minh tính chất hóa học chung của acid hoặc base.
Trả lời:
|
Thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học chung của acid |
Thí nghiệm chứng minh tính chất hoá học chung của base |
Dụng cụ |
Mặt kính đồng hồ, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm, ống nghiệm. |
Mặt kính đồng hồ, ống hút nhỏ giọt, giá để ống nghiệm, ống nghiệm. |
Hoá chất |
Dung dịch HCl loãng, giấy quỳ tím, Zn viên. |
Dung dịch NaOH loãng, dung dịch HCl loãng, giấy quỳ tím, dung dịch phenolphthalein. |
Thực hiện thí nghiệm |
Thí nghiệm 1: Chứng minh acid làm đổi màu chất chỉ thị - Đặt mẩu giấy quỳ tím lên mặt kính đồng hồ, lấy dung dịch HCl loãng và nhỏ một giọt lên mẩu giấy quỳ tím. - Mô tả các hiện tượng xảy ra. Thí nghiệm 2: Chứng minh acid phản ứng với kim loại - Cho một viên Zn vào ống nghiệm, sau đó cho thêm vào ống nghiệm khoảng 2 mL dung dịch HCl loãng. - Mô tả các hiện tượng xảy ra. |
Thí nghiệm 1: Chứng minh base làm đổi màu chất chỉ thị - Đặt giấy quỳ tím lên mặt kính đồng hồ, lấy khoảng 1 mL dung dịch NaOH cho vào ống nghiệm. - Nhỏ 1 giọt dung dịch NaOH lên mẩu giấy quỳ tím, nhỏ 1 giọt dung dịch phenolphthalein vào ống nghiệm có chứa dung dịch NaOH. - Mô tả các hiện tượng xảy ra. Thí nghiệm 2: Chứng minh base phản ứng với acid - Cho khoảng 1 mL dung dịch NaOH vào ống nghiệm, thêm tiếp 1 giọt dung dịch phenolphthalein và lắc nhẹ. - Nhỏ từ từ dung dịch NaOH loãng vào ống nghiệm đến khi dung dịch trong ống nghiệm mất màu thì dừng lại. - Mô tả các hiện tượng xảy ra. |
Câu hỏi 1 trang 9 KHTN 9: Khi thực hiện lấy hóa chất rắn, lỏng, cần lưu ý gì để các hóa chất đảm bảo được độ tinh khiết và bảo quản được lâu dài?
Trả lời:
Lưu ý khi lấy hoá chất:
- Chất rắn dạng bột: Dùng thìa xúc hoá chất để lấy hoá chất rắn dạng bột.
- Chất rắn dạng miếng: Dùng kẹp gắp hoá chất cho trượt nhẹ nhàng theo thành ống nghiệm.
- Khi cho hoá chất lỏng vào ống nghiệm: Dùng ống hút nhỏ giọt.
- Hoá chất dùng xong nếu thừa không cho ngược trở lại bình chứa, chỉ lấy lượng hoá chất đủ dùng.
Câu hỏi 2 trang 9 KHTN 9: Tại sao cần phải đọc cẩn thận nhãn hóa chất trước khi sử dụng?
Trả lời:
Nhãn hoá chất thể hiện các thông tin cần thiết và chủ yếu về hoá chất, giúp người sử dụng biết và làm căn cứ để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, giám sát …
Đọc cẩn thận nhãn hoá chất trước khi sử dụng, không sử dụng hoá chất không có nhãn mác hoặc nhãn mác bị mờ để đảm bảo an toàn khi sử dụng hoá chất.
Câu hỏi 3 trang 9 KHTN 9: Tại sao không được tự ý nghiền, trộn các hóa chất?
Trả lời:
Không được tự ý nghiền, trộn hoá chất vì có thể sinh ra các chất độc hoặc gây cháy nổ …
Câu hỏi 4 trang 9 KHTN 9: Em cần lưu ý gì khi sử dụng các hóa chất dễ bay hơi; hóa chất độc hại; hóa chất nguy hiểm (H2SO4 đặc, …)?
Trả lời:
Những lưu ý để sử dụng các hoá chất dễ bay hơi; hóa chất độc hại; hóa chất nguy hiểm (H2SO4 đặc, …) an toàn:
- Đọc kĩ nhãn mác, không sử dụng hoá chất nếu không có nhãn mác hoặc nhãn mác bị mờ.
- Tuyệt đối không làm đổ, vỡ, không để hoá chất bắn vào người, quần áo. Không rót quá đầy đèn cồn, không mồi lửa cho đèn cồn này bằng đèn cồn khác, dùng đèn cồn xong đậy nắp để tắt lửa.
- Hoá chất trong phòng thực hành cần phải đựng trong lọ có nút đậy kín, phía ngoài có nhãn ghi tên hoá chất. Nếu hoá chất có tính độc hại, trên nhãn có ghi chú riêng.
- Không dùng tay tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.
- Không cho hoá chất này vào hoá chất khác (ngoài chỉ dẫn).
- Hoá chất dùng xong nếu thừa không cho ngược trở lại bình chứa.
- Không nếm hoặc ngửi trực tiếp hoá chất.
- Sử dụng kính bảo hộ, gang tay, khẩu trang hoặc mặt nạ phòng độc … để đảm bảo an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.
Lời giải KHTN 9 Bài 1: Nhận biết một số dụng cụ, hoá chất. Thuyết trình một vấn đề khoa học hay khác: