X

Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều

Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 57 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 57 trong Bài 8: Đạo đức kinh doanh Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 11 trang 57.

Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 57 Cánh diều

Luyện tập 1 trang 57 KTPL 11: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây là đúng hay sai. Vì sao?

A. Đạo đức kinh doanh chỉ được biểu hiện trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, người tiêu dùng.

B. Khi doanh nghiệp thực hiện đạo đức kinh doanh thì lợi ích của doanh nghiệp sẽ thống nhất với lợi ích của người tiêu dùng và xã hội.

C. Chỉ cần chủ doanh nghiệp thực hiện đạo đức kinh doanh, còn người lao động, nhân viên trong doanh nghiệp thì không cần.

Lời giải:

- Ý kiến A, sai. Vì: Đạo đức kinh doanh được thể hiện trong nhiều mối quan hệ, như:

+ Giữa chủ thể sản xuất kinh doanh với khách hàng.

+ Giữa chủ thể sản xuất kinh doanh với người lao động.

+ Giữa chủ thể sản xuất kinh doanh với cộng đồng, xã hội.

+ Giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh với nhau.

- Ý kiến B, đúng. Vì: việc thực hiện tốt đạo đức kinh doanh sẽ đem đến nhiều lợi ích lớn đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.

- Ý kiến C, sai. Vì: chủ doanh nghiệp, người lao động và nhân viên trong doanh nghiệp đều cần thực hiện đạo đức kinh doanh.

Luyện tập 2 trang 57 KTPL 11: Em hãy cho biết hành vi của các nhân vật trong các trường hợp dưới đây là thực hiện đạo đức kinh doanh hay vi phạm đạo đức kinh doanh. Vì sao?

A. Khi khách hàng phản ánh về chất lượng sản phẩm, nhân viên của Công ty X có thái độ phục vụ tiêu cực.

B. Công ty chế biến nông sản X tìm cách để ép giá thu mua nông sản của bà con nông dân.

C. Doanh nghiệp P đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên theo đúng quy định của pháp luật.

D. Cửa hàng kinh doanh của anh X thường xuyên lấy ý kiến của khách hàng để cải thiện chất lượng phục vụ.

E. Công ty T tìm mọi cách để triệt hạ sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.

Lời giải:

- Trường hợp A. Vi phạm đạo đức kinh doanh. Vì: nhân viên của công ty X có thái độ tiêu cực, không phù hợp khi phục vụ khách hàng.

- Trường hợp B. Vi phạm đạo đức kinh doanh. Vì: doanh nghiệp X thực hiện hành vi ép giá nông sản; không đảm bảo lợi ích cho đối tác (bà con nông dân).

- Trường hợp C. Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh. Vì: doanh nghiệp P đã đảm bảo lợi ích chính đáng của người lao động theo đúng cam kết.

- Trường hợp D. Thực hiện tốt đạo đức kinh doanh. Vì: cửa hàng của anh X luôn tôn trọng và bảo vệ lợi ích của khách hàng; đảm bảo chất lượng sản phẩm ở mức tốt nhất.

- Trường hợp E. Vi phạm đạo đức kinh doanh. Vì: công ty T đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi tìm mọi cách để triệt hạ sản phẩm của đối thủ.

Lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 8: Đạo đức kinh doanh hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: