X

Kinh tế pháp luật 11 Cánh diều

Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 64 Cánh diều


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 64 trong Bài 9: Văn hóa tiêu dùng Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 11 trang 64.

Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 64 Cánh diều

Câu hỏi trang 64 KTPL 11: a) Em hãy cho biết mỗi thông tin và trường hợp trên đề cập đến biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam của chủ thể nào?

Em hãy cho biết mỗi thông tin và trường hợp trên đề cập đến biện pháp xây dựng

Lời giải:

- Đoạn thông tin đề cập đến biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng của chủ thể: nhà nước Việt Nam.

- Trường hợp 1 đề cập đến biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng của chủ thể: doanh nghiệp.

- Trường hợp 2 đề cập đến biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng của chủ thể: người tiêu dùng.

Câu hỏi trang 64 KTPL 11: b) Theo em, mỗi biện pháp đó có ý nghĩa như thế nào đối với việc xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam? Ngoài những biện pháp trên, em hãy kể tên một số biện pháp khác nhằm xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

Theo em, mỗi biện pháp đó có ý nghĩa như thế nào đối với việc xây dựng văn hóa

Lời giải:

- Nhận xét về vai trò của các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng của các chủ thể qua đoạn thông tin, trường hợp 1 và trường hợp 2:

+ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã: khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của người Việt Nam; thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, từ đó hướng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

+ Các biện pháp của doanh nghiệp X đã góp phần quan trọng trong việc cung ứng ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt, nâng cao uy tín và thương hiệu hàng Việt Nam.

+ Bạn thân của bạn H đã có hành vi tiêu dùng phù hợp, góp phần: thể hiện niềm tự hào và sự tôn vinh đối với các hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam.

- Một số biện pháp khác để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam là:

+ Nhà nước ban hành các chính sách, pháp luật bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng; tuyên truyền nâng cao ý thức tôn vinh hàng Việt Nam; tạo kênh kết nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.

+ Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nghiên cứu, tìm hiểu về tập quán, thói quen tiêu dùng truyền thống và chủ động đón đầu những nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng mới của người Việt Nam; trên cơ sở đó để đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.

+ Người tiêu dùng cần xây dựng và rèn luyện cho mình những thói quen, hành vi tiêu dùng thông minh, hợp lí, hướng tới những giá trị tốt đẹp.

Câu hỏi trang 64 KTPL 11: c) Em có nhận xét gì về hành vi tiêu dùng của bạn H? Nếu là bạn của H, em sẽ đưa ra lời khuyên cho H như thế nào?

Em có nhận xét gì về hành vi tiêu dùng của bạn H

Lời giải:

- Hành vi tiêu dùng của bạn H chưa phù hợp.

- Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H:

+ Nên cân nhắc, lựa chọn kĩ các sản phẩm trước khi quyết định mua, đặc biệt là các sản phẩm đắt tiền để tránh lãng phí.

+ Nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm do Việt Nam sản xuất.

+ Xây dựng những thói quen cho tiêu hợp lí, ví dụ như: chỉ mua những hàng hóa thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả của bản thân; chỉ nên mua trang phục, giày dép với lượng vừa đủ, phù hợp với nhu cầu sử dụng để tránh lãng phí…

Câu hỏi trang 64 KTPL 11: d) Là học sinh, em sẽ làm gì để góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam?

Là học sinh, em sẽ làm gì để góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam

Lời giải:

Là học sinh, để góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, em cần:

+ Đẩy mạnh tuyên truyền các nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng;

+ Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu dùng truyền thống, tốt đẹp của đất nước;

+ Học tập văn hóa tiêu dùng văn minh;

+ Tích cực quảng bá văn hóa tiêu dùng của Việt Nam đến các nước trên thế giới.

Lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 9: Văn hóa tiêu dùng hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Cánh diều hay, ngắn gọn khác: