Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 145 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 145 trong Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 11 trang 145.
Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 145 Chân trời sáng tạo
Luyện tập 1 trang 145 KTPL 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?
a. Vợ chồng không được phép xem tin nhắn điện thoại của nhau.
b. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
c. Người có thẩm quyền được khám xét thư tín để phục vụ công tác điều tra tội phạm.
d. Hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín tuỳ theo tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Lời giải:
- Nhận định a. Đồng tình với nhận định a vì theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác nên cho dù là vợ chồng thì cũng không được xem tin nhắn của nhau.
- Nhận định b. Đồng tình với nhận định b vì theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Hiến pháp năm 2013, mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.
- Nhận định c. Không đồng tình với nhận định c vì theo quy định tại khoản 2 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021), khi có căn cứ để nhận định trong thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản liên quan đến vụ án thì có thể khám xét thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử; do đó, cho dù người có thẩm quyền cũng không được kiểm tra thư để phục vụ công tác điều tra tội phạm khi không có căn cứ chứng minh.
- Nhận định d. Đồng tình với nhận định d vì theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quyền được đảm bảo an toàn thư tín, điện thoại, điện tín tuỳ theo tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Luyện tập 2 trang 145 KTPL 11: Em hãy nhận xét về hành vi của các nhân vật trong những trường hợp sau:
a. Nghe chuông điện thoại của Kreo, H đã tự ý trả lời điện thoại khi chưa được K đồng ý.
b. Vì có tính đa nghi, anh T đã bí mật cài phần mềm nghe lén vào điện thoại của bạn gái để thu thập thông tin.
c. Cô T là người giúp việc của gia đình bà M. Cô thường xuyên giúp bà M gửi thư cho người thân và chưa lần nào tự ý mở những bức thư này ra xem.
d. Hai sinh viên D, V cùng thuê một phòng trọ gần trường để thuận tiện cho việc học tập. Mỗi lần D gọi điện hỏi thăm gia đình, V thường nghe lén vì tính tò mò.
Lời giải:
- Trường hợp a: Hành vi của H tự ý trả lời điện thoại khi chưa được K đồng ý là hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Trường hợp b: Hành vi anh T bí mật cài phần mềm nghe lén vào điện thoại của bạn gái để thu thập thông tin là hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Trường hợp c: Cô T đã tự giác thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
- Trường hợp d: Hành vi của V cố tình nghe lén D nói chuyện điện thoại là hành vi vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
Lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 11 Bài 19: Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín Chân trời sáng tạo hay khác: