Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 56 Chân trời sáng tạo
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 56 trong Bài 8: Đạo đức kinh doanh Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 11 trang 56.
Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 56 Chân trời sáng tạo
Câu hỏi trang 56 KTPL 11: Em hãy nhận xét việc làm của doanh nhân Bạch Thái Bưởi, Công ty T và Công ty D trong các thông tin, trường hợp trên. Những việc làm đó ảnh hưởng như thế nào đến người sản xuất, người tiêu dùng và xã hội?
Lời giải:
♦ Phân tích đoạn thông tin về doanh nhân Bạch Thái Bưởi:
- Nhận xét: Sự thành công của doanh nhân Bạch Thái Bưởi không chỉ đến từ: tầm nhìn chiến lược nhạy bén và năng lực kinh doanh xuất sắc; mà còn đến từ sự mẫu mực, đạo đức kinh doanh. Điều này được thể hiện qua các chi tiết, như:
+ Trong quá trình kinh doanh, Bạch Thái Bưởi luôn đặt “chữ tín” lên hàng đầu, ông tâm niệm “Tiền mất có thể tìm lại được, chữ tín mất đi là hỏng việc lớn sau này”.
+ Trong công việc, Bạch Thái Bưởi tỏ ra rất khắc nghiệt khi nghiệm thu sản phẩm, nhằm tạo ra được những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
+ Bạch Thái Bưởi luôn tin tưởng và đãi ngộ tốt đối với các cộng sự và nhân viên.
+ Cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ thông qua việc: vận dụng tinh thần yêu nước, khai thác tinh thần tự tôn dân tộc.
- Ảnh hưởng:
+ Việc kinh doanh có đạo đức đã giúp cho Bạch Thái Bưởi: nâng cao uy tín; làm hài lòng khách hàng; có được sự tận tụy, trung thành của đội ngũ nhân viên,… từ đó, hoạt động kinh doanh của ông đã chiến thắng được các đối thủ khác.
+ Đối với người tiêu dùng, hoạt động kinh doanh có đạo đức của Bạch Thái Bưởi giúp cho họ: có thể an tâm sử dụng sản phẩm; đồng thời tăng thêm sự tự hào về sản phẩm và thương hiệu của người Việt.
+ Đối với xã hội, hoạt động kinh doanh có đạo đức của Bạch Thái Bưởi đã góp phần tạo dựng môi trường và các quan hệ xã hội lành mạnh, văn minh.
♦ Phân tích trường hợp 1
- Nhận xét: Công ty T luôn giữ vững các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này được thể hiện qua việc:
+ Đặt lợi ích và yêu cầu của khách hàng lên hàng đầu;
+ Tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao.
- Ảnh hưởng:
+ Việc kinh doanh có đạo đức đã đem đến cho công ty T nhiều lợi ích, như: nâng cao uy tín, danh tiếng của công ty được lan toả rộng rãi trên thị trường trong và ngoài nước; nhận được sự tin tưởng và ủng hộ của khách hàng; nhận được nhiều giải thưởng uy tín của quốc gia và quốc tế.
+ Đối với người tiêu dùng, hoạt động kinh doanh có đạo đức của công ty T giúp cho họ có thể an tâm sử dụng sản phẩm.
+ Đối với xã hội, hoạt động kinh doanh có đạo đức của công ty T đã góp phần tạo dựng môi trường và các quan hệ xã hội lành mạnh, văn minh.
♦ Phân tích trường hợp 2
- Nhận xét: Công ty D đã vi phạm pháp luật và không có đạo đức trong kinh doanh. Điều này được thể hiện qua việc: công ty D đã xả thải trực tiếp nước thải chưa qua xử lí ra môi trường.
- Ảnh hưởng:
+ Đối với công ty D, hành vi kinh doanh thiếu đạo đức tuy giúp họ tiết kiệm một phần chi phí sản xuất nhưng cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, ví dụ như: mất uy tín trong mắt khách hàng; phải chịu các hình thức xử lí từ phía cơ quan nhà nước,…
+ Đối với người tiêu dùng, hành vi kinh doanh thiếu đạo đức của công ty D khiến họ bị mất niềm tin vào doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Đối với xã hội, hành vi kinh doanh thiếu đạo đức của công ty D đã làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường…
Câu hỏi trang 56 KTPL 11: Theo em, người kinh doanh cần có những phẩm chất gì?
Lời giải:
- Một số phẩm chất cần có của người kinh doanh:
+ Tinh thần trách nhiệm.
+ Trung thực, giữ chữ tín trong kinh doanh.
+ Luôn tôn trọng và bảo vệ lợi ích của nhân viên, khách hàng và cộng đồng.
+ Tuân thủ đúng các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước. Ví dụ: thực hiện tốt nghĩa đóng thuế; tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ,…
+ Cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ.
+ Luôn nỗ lực, không ngừng học hỏi, sáng tạo, đổi mới,…
Câu hỏi trang 56 KTPL 11: Em hiểu thế nào là đạo đức kinh doanh? Đạo đức kinh doanh có vai trò gì?
Lời giải:
- Khái niệm: Đạo đức kinh doanh là một tập hợp các nguyên tắc, chuẩn mực có tác dụng điều chỉnh, hướng dẫn và kiểm soát hành vi của các chủ thể kinh doanh.
- Vai trò của đạo đức kinh doanh:
+ Thay đổi thái độ, điều chỉnh hành vi của chủ thể theo hướng tích cực;
+ Nâng cao danh tiếng, tạo lập niềm tin, uy tín với khách hàng;
+ Nâng cao năng lực cạnh tranh và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp;
+ Góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội lành mạnh, có trách nhiệm - nghĩa tình - văn minh - hiện đại
Câu hỏi trang 56 KTPL 11: Em hãy xác định các hành vi, việc làm phù hợp/ chưa phù hợp với đạo đức kinh doanh trong các trường hợp trên.
Lời giải:
Phân tích các trường hợp
- Trường hợp 1: Các hành vi, việc làm phù hợp với đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp A là:
+ Luôn trung thực về chất lượng sản phẩm đã cam kết với khách hàng.
+ Tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phù hợp với thu nhập và nhu cầu của khách hàng.
+ Chủ động tham khảo ý kiến phản hồi của khách hàng để điều chỉnh, cải tiến sản phẩm.
+ Thực hiện các chính sách chăm sóc khách hàng tận tâm, tận tụy.
- Trường hợp 2: Các hành vi, việc làm phù hợp với đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp B là:
+ Đặt chữ tín, trách nhiệm doanh nghiệp lên hàng đầu.
+ Áp dụng mô hình và công nghệ sản xuất tiên tiến để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
+ Đảm bảo lợi ích chính đáng theo đúng cam kết với người lao động
- Trường hợp 3: Các hành vi, việc làm chưa phù hợp với đạo đức kinh doanh của công ty P là: làm hàng giả, hàng nhái theo thương hiệu của một hãng mĩ phẩm nước ngoài nhằm thu lợi nhuận bất chính.
Câu hỏi 5 trang 56 KTPL 11: Em hãy kể thêm các biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh và lấy ví dụ minh hoạ.
Lời giải:
- Các biểu hiện khác của đạo đức kinh doanh:
+ Tôn trọng và tuân thủ đúng các chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước.
+ Vừa hợp tác vừa cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể sản xuất kinh doanh.
- Ví dụ:
+ Ví dụ 1: các chủ thể sản xuất kinh doanh cần thực hiện đúng nghĩa vụ đóng thuế; thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường; tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ,…
+ Ví dụ 2: trong quá trình cạnh tranh, các chủ thể sản xuất kinh doanh không nên thông đồng với nhau để bán phá giá nhằm triệt hạ đối thủ; không nên thực hiện hành vi đánh cắp bí mật thương mại của đối thủ; không đưa ra những thông tin chưa được kiểm chứng/ thông tin sai sự thật,… gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của đối thủ,…
Câu hỏi 6 trang 56 KTPL 11: Em hãy liệt kê các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh và đề xuất cách xử lí của em đối với hành vi đó.
Lời giải:
- Một số hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh:
+ (1) Buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
+ (2) Xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
+ (3) Thiếu tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động; thực hiện không đúng các cam kết về tiền lương, chế độ đãi ngộ đối với người lao động…
+ (4) Thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, như: bán phá giá; đánh cắp thông tin, bí mật thương mại của đối thủ; đưa ra những thông tin thiếu kiểm chứng, sai sự thật về đối thủ,…
- Đề xuất cách xử lí:
+ Đối với hành vi (1):
▪ Tuyên truyền để người tiêu dùng đề cao cảnh giác
▪ Tăng cường vai trò của các cơ quan, tổ chức như: cơ quan quản lí thị trường; Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng,…
▪ Có những chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn đối với hành vi buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng,…
▪ Tăng cường tuyên truyền để các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc kinh doanh có đạo đức.
+ Đối với hành vi (2):
▪ Có những chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn đối với hành vi xả chất thải chưa qua xử lí ra môi trường.
▪ Tăng cường tuyên truyền để các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc kinh doanh có đạo đức.
+ Đối với hành vi (3):
▪ Tuyên truyền để người lao động và người sử dụng lao động nắm rõ các quy định pháp luật trong Bộ Luật lao động năm 2019.
▪ Có chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn với các doanh nghiệp có hành vi vi phạm quy định tại Bộ Luật lao động năm 2019.
▪ Tăng cường tuyên truyền để các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc kinh doanh có đạo đức.
+ Đối với hành vi (4): Tăng cường tuyên truyền để các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của việc kinh doanh có đạo đức.
Lời giải KTPL 11 Bài 8: Đạo đức kinh doanh Chân trời sáng tạo hay khác: