X

Kinh tế pháp luật 11 Chân trời sáng tạo

Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 95 Chân trời sáng tạo


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 95 trong Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 11 trang 95.

Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 95 Chân trời sáng tạo

Luyện tập 1 trang 95 KTPL 11: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

a. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình.

b. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xây dựng dựa trên cơ sở quyền tự do, dân chủ của công dân.

c. Bình đẳng giữa các dân tộc là điều kiện để khắc phục sự chênh lệnh giữa các dân tộc về trình độ phát triển.

d. Thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là nghĩa vụ của công dân.

e. Nội dung của quyền bình đẳng giữa các dân tộc về văn hoá là các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.

Lời giải:

- Nhận định a. Không đồng tình với nhận định a vì các tôn giáo có quyền hoạt động theo giáo lí, giáo luật nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật.

- Nhận định b. Không đồng tình với nhận định b vì quyền bình đẳng giữa các dân tộc được xây dựng trên nền tảng là các quyền cơ bản của con người và quyền dân chủ của công dân.

- Nhận định c. Đồng tình với nhận định c vì quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện thông qua các hoạt động hỗ trợ của Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số có khó khăn, từ đó giúp giảm thiểu sự chênh lệch về trình độ phát triển trong các lĩnh vực khác nhau.

- Nhận định d. Đồng tình với nhận định d vì theo quy định tại Điều 5 và Điều 24 Hiến pháp năm 2013, công dân có nghĩa vụ tôn trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo, không được xâm phạm đến quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo.

- Nhận định e. Đồng tình với nhận định e vì theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Hiến pháp năm 2013, các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết của mình.

Luyện tập 2 trang 95 KTPL 11: Em hãy nhận xét về hành vi của nhân vật, tổ chức trong các trường hợp sau:

a. Gia đình anh A có hành vi cản trở, ngăn cấm anh A trở thành tín đồ của tôn giáo M (đang hoạt động hợp pháp) mặc dù anh rất thích và muốn gia nhập.

b. Sau khi tốt nghiệp Đại học, anh V và chị H tham gia dự án của tỉnh K về giữ gìn và phát huy văn hoá cồng chiêng của dân tộc Ê-đê.

c. Anh K biết một số bạn trong nhóm đăng thông tin trái quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo nhưng vẫn im lặng coi như không biết.

Lời giải:

- Trường hợp a. Hành vi ngăn cấm anh A trở thành tín đồ tôn giáo M đang hoạt động hợp pháp là hành vi xâm phạm quyền tự do theo tôn giáo, vi phạm quy định về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.

- Trường hợp b. Hành vi của anh V và chị H là hành vi phù hợp với quy định pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, giúp phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá của dân tộc Ê-đê.

- Trường hợp c. Hành vi im lặng của anh K khi biết một số bạn trong nhóm đăng thông tin trái quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là hành vi không tự giác thực hiện quy định pháp luật về các quyền này.

Lời giải bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo Chân trời sáng tạo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác: