X

Kinh tế pháp luật 11 Kết nối tri thức

Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 141 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm với Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 141 trong Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 11 trang 141.

Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 141 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 141 KTPL 11: Em hãy cho biết, trong những trường hợp trên, các bạn X, B và A đã làm gì để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tôn giáo, tín ngưỡng?

Lời giải:

- Trường hợp 1, X đã dùng những kiến thức pháp luật mà mình đã được học để phản bác lại những lí lẽ sai lệch của bà M, chia sẻ cho mọi người xung quanh hiểu một số nội dung quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và khuyên mọi người không nên tuỳ tiện gia nhập các hội, nhóm, giáo phái, tôn giáo lạ để bảo vệ bản thân. X cũng trình báo lại sự việc cho chính quyền xã và bày tỏ mong muốn chính quyền sẽ can thiệp để ngăn chặn những sự việc xấu phát sinh.

- Trường hợp 2, B đã nói chuyện và yêu cầu N gỡ những bình luận tiêu cực, kì thị hoạt động tôn giáo trên mạng xã hội, giải thích cho Nhiều về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và những hậu quả có thể gặp phải nếu vi phạm quy định của pháp luật.

- Trường hợp 3, A luôn có thái độ tôn trọng và thành kính đối với các cơ sở thờ tự: đền, chùa, nhà thờ... và với các tín đồ, chức sắc tôn giáo. Mỗi khi có dịp được ghé thăm các cơ sở thờ tự, A luôn chuẩn bị cho mình những trang phục kín đáo, lịch sự và có những cử chỉ, hành động đúng mục để thể hiện sự tôn kính của mình với những nơi này.

Câu hỏi 2 trang 141 KTPL 11: Theo em, học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo? Nêu ví dụ về việc học sinh thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo trong đời sống hằng ngày.

Lời giải:

- Trách nhiệm của HS trong việc thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của công dân:

+ Tích cực, chủ động tìm hiểu và nắm rõ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tôn giáo, tín ngưỡng; 

+ Tích cực, chủ động thực hiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tôn giáo, tín ngưỡng bằng những việc làm phù hợp lứa tuổi; 

+ Không xâm phạm các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người khác; 

+ Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo; 

+ Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo;...

- Ví dụ về việc HS thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo trong đời sống hằng ngày: 

+ Tỏ thái độ tôn trọng, thành kính khi tham quan các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; 

+ Không lấy lí do theo hay không theo tôn giáo của bạn bè để chê bai, đùa giỡn; 

+ Tôn trọng các quy tắc về trang phục, ăn uống, sinh hoạt của những bạn bè theo tôn giáo..

Luyện tập 1 trang 141 KTPL 11: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?

a. Mỗi người chỉ có thể theo một tín ngưỡng hay một tôn giáo.

b. Mê tín dị đoan không phải là tự do tôn giáo và tín ngưỡng.

c. Việc xâm phạm quyền tự do về tôn giáo chỉ xảy ra ở các tôn giáo lớn.

d. Thực hiện quyền và nghĩa vụ về tự do tín ngưỡng và tôn giáo là trách nhiệm riêng của những người theo tín ngưỡng và tôn giáo.

e. Thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là góp phần củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc, gìn giữ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Lời giải:

- Ý kiến a. Sai, vì việc lựa chọn số lượng tín ngưỡng, tôn giáo để theo là quyền riêng tư của mỗi người, pháp luật không cấm.

- Ý kiến b. Đúng, vì mê tín dị đoan là hoạt động tiêu cực, vi phạm pháp luật, gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cá nhân, gia đình và xã hội.

- Ý kiến c. Sai, vì việc xâm phạm quyền tự do về tôn giáo có thể xảy ra ở bất cứ tôn giáo nào, không kể tôn giáo lớn hay nhỏ.

- Ý kiến d. Sai, vì việc thực hiện quyền và nghĩa vụ về tự do tín ngưỡng và tôn giáo là trách nhiệm của mỗi công dân, cả người theo hoặc không theo tín ngưỡng và tôn giáo.

- Ý kiến e. Đúng, vì việc thực hiện tốt quy định của pháp luật về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo sẽ góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Luyện tập 2 trang 141 KTPL 11: Em có nhận xét gì về các hành vi sau đây?

a. H chủ động tìm hiểu thông tin trước khi tham dự lễ hội tín ngưỡng ở địa phương khác để hiểu hơn về ý nghĩa của tín ngưỡng đó.

b. N không chơi với bạn A trong lớp vì A là người theo tôn giáo.

c. Mặc dù không theo tôn giáo nào nhưng V luôn thể hiện thái độ tôn trọng đối với các lễ nghi, quy tắc của các tôn giáo.

d. O kiên quyết ngăn cản em gái mình tham gia một tôn giáo lạ, có nhiều tin đồn tiêu cực.

Lời giải:

- Trường hợp a. Hành vi của H đúng, thể hiện sự tôn trọng của H đối với lễ hội tín ngưỡng, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hành vi này sẽ giúp H nâng cao hiểu biết và có thái độ, xử sự phù hợp với phong tục, tập quán của địa phương.

- Trường hợp b. Hành vi của N chưa thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Hành vi này thể hiện thái độ kì thị đối với bạn A nói riêng và những người theo tôn giáo nói chung, gây nên những ảnh hưởng không tốt.

- Trường hợp c. Hành vi của V thể hiện sự văn minh trong ứng xử hằng ngày, thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Trường hợp d. Hành vi của O là đúng, không vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng, tôn giáo và giúp phòng ngừa những nguy cơ xấu có thể xảy ra với em gái mình khi tham gia những tôn giáo lạ, có nhiều tin đồn tiêu cực.

Lời giải KTPL 11 Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: