Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 39 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm với Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 39 trong Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh Kinh tế và Pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập KTPL 11 trang 39.
Giải Kinh tế Pháp luật 11 trang 39 Kết nối tri thức
Câu hỏi 1 trang 39 KTPL 11: Theo em, có những điều kiện thuận lợi nào đối với công việc kinh doanh cây cảnh mini của chị D?
Câu truyện. Sau khi xây dựng ý tưởng kinh doanh, chị D xác định đây là cơ hội kinh doanh vì hoạt động kinh doanh này có tính bền vững; đáp ứng nhu cầu lành mạnh và ngày càng lớn của sinh viên; có thể duy trì lâu dài vi dựa trên nguồn lực sẵn có và năng lực chuyên môn của bản thân; có thể mang lại lợi nhuận và đây cũng là thời điểm chị có đủ điều kiện về vốn, kinh nghiệm để thực hiện kinh doanh. Tuy nhiên, chị cũng cần trọng đánh giá cơ hội này trên cơ sở xem xét điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong việc thực hiện ý tưởng kinh doanh này để đưa ra quyết định kinh doanh.
Lời giải:
- Những điều kiện thuận lợi đối với công việc kinh doanh cây cảnh mini của chị D là:
+ Nhu cầu chơi cây cạnh mini của các bạn sinh viên ngày càng lớn => do đó, hoạt động kinh doanh này có tính bền vững.
+ Chị D đã có kiến thức và kĩ năng chuyên môn, gia đình chị D lại có mảnh vườn để chị D thực hiện ý tưởng sản xuất => do đó, hoạt động kinh doanh này có thể duy trì lâu dài.
+ Chị D đã có một nguồn vốn nhất định, có kinh nghiệm => do đó, hoạt động kinh doanh này có thể mang lại lợi nhuận cho chị.
+ Khu vực xung quanh trường chưa có ai bán mặt hàng cây cảnh mini, chị D hầu như không có đối thủ cạnh tranh => do đó, đây là thời điểm kinh doanh phù hợp.
Câu hỏi 2 trang 39 KTPL 11: Dựa trên các tiêu chí: điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đối với chị D trong việc thực hiện cơ hội kinh doanh cây cảnh mini, em hãy đánh giá đây có phải là cơ hội tốt không. Vì sao?
Lời giải:
♦ Chị D có cơ hội kinh doanh tốt, vì: ý tưởng kinh doanh của chị D có nhiều điểm mạnh và cơ hội hơn so với điểm yếu và thách thức. Cụ thể:
- Điểm mạnh là chị D đã có lợi thế nội tại về: kĩ năng, chuyên môn; địa bàn sản xuất…
- Có nhiều cơ hội thuận lợi từ bên ngoài, như:
+ Lượng khách hàng dồi dào, có nhu cầu ngày càng lớn;
+ Thị trường ít có đối thủ cạnh tranh;
+ Có sự hỗ trợ kĩ thuật từ phía thầy cô.
- Một số điểm yếu và thách thức chị D cần lưu ý, như: ý tưởng thiết kế, trang trí các tiểu cảnh; sự xuất hiện của các đối thủ kinh doanh khác…. Tuy nhiên, những điểm yếu và thách thức này không quá lớn, có thể được khắc phục được.
Câu hỏi 3 trang 39 KTPL 11: Việc xác định, đánh giá đó có vai trò thế nào đối với việc ra quyết định kinh doanh của chị D?
Lời giải:
- Việc xác định, đánh giá về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức có vai trò quan trọng đối với việc ra quyết định kinh doanh của chị D:
+ Khi nhận thấy điểm mạnh và cơ hội lớn hơn điểm yếu và thách thức, chị D có thể quyết định thực hiện ý tưởng kinh doanh.
+ Ngược lại, khi nhận thấy điểm yếu và thách thức lớn hơn, chị D có thể lựa chọn việc: suy nghĩ, cân nhắc thêm để cải tiến ý tưởng hoặc cũng có thể dừng lại, từ bỏ ý tưởng.
Câu hỏi 1 trang 39 KTPL 11: Ông H đã thể hiện những năng lực nào trong kinh doanh?
Trường hợp. Khởi nghiệp từ một sinh viên tốt nghiệp đại học ngành chế tạo ô tô, ban đầu ông H làm việc cho một nhà máy sửa chữa ô tô. Sau 5 năm làm quen với công việc, chịu khó học hỏi, ông quyết định thành lập cơ sở sửa chữa ô tô, xe máy, sau này phát triển thành công ty chuyên lắp ráp và kinh doanh ô tô. Để công ty hoạt động có hiệu quả, ông luôn chủ động, sáng tạo, nắm bắt cơ hội, vạch ra chiến lược kinh doanh; tự trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng quản trị doanh nghiệp, xây dựng hệ thống quản lí nội bộ công ty chuyên nghiệp, tạo dựng được mối quan hệ rộng rãi với các đối tác, khách hàng và xây dựng được văn hoá công ty.
Lời giải:
- Những năng lực của ông H:
+ Năng lực chuyên môn, thể hiện ở việc, ông H đã có kiến thức, kĩ năng và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sửa chữa ô tô, xe máy.
+ Năng lực lãnh đạo, thể hiện qua việc, ông H luôn chủ động, sáng tạo, nắm bắt cơ hội, vạch ra chiến lược kinh doanh.
+ Năng lực quản lí, thể hiện ở việc: ông H đã xây dựng hệ thống quản lí nội bộ công ty chuyên nghiệp, tạo dựng được mối quan hệ rộng rãi với các đối tác, khách hàng và xây dựng được văn hoá công ty.
+ Năng lực học tập, tích lũy kiến thức, rèn luyện kĩ năng, thể hiện qua việc: ông đã tự trang bị cho mình những kiến thức, kĩ năng quản trị doanh nghiệp.
Câu hỏi 2 trang 39 KTPL 11: Theo em, người kinh doanh cần có những năng lực nào khác? Vì sao?
Lời giải:
- Những năng lực cần có của người kinh doanh là:
+ Năng lực lãnh đạo: định hướng chiến lược, năng động, sáng tạo, nắm bắt cơ hội kinh doanh.
+ Năng lực quản lí: tổ chức, thiết lập các mối quan hệ trong kinh doanh,..
+ Năng lực chuyên môn: có kiến thức về chuyên môn ngành đang kinh doanh.
+ Năng lực học tập, tích luỹ kiến thức, rèn luyện kĩ năng...
Câu hỏi 3 trang 39 KTPL 11: Dựa trên những năng lực cần thiết của người kinh doanh vừa phân tích, em hãy tự nhận xét năng lực kinh doanh của bản thân.
Lời giải:
(*) Tham khảo: bản thêm em có năng lực trong việc sản xuất và kinh doanh các loại bánh ngọt. Vì:
+ Em có đam mê, yêu thích công việc làm bánh. Bản thân em đã tham gia một số khóa học để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kĩ năng về làm bánh.
+ Trong 2 năm trở lại đây, em có thực hiện hoạt động kinh doanh bánh ngọt handmad vào các dịp lễ, tết như: tết trung thu, tết nguyên đán,… sản phẩm bánh của em đã nhận được sự khen ngợi, ủng hộ của nhiều bạn cùng trường, các thầy cô giáo và những người dân xung quanh khu phố.
+ Trong quá trình thực hành làm bánh cũng như kinh doanh, em đã sáng tạo ra một số công thức và loại bánh mới, nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu ngày càng đa dạng của các khách hàng.
Lời giải KTPL 11 Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh Kết nối tri thức hay khác: